Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Bánh Cưới – Những Mẫu Bánh Cưới Đẹp

Trong ngày vui trọng đại của đôi lứa, chắc hẳn không thể thiếu chiếc bánh kem xinh đẹp, long lanh với tên gọi là bánh cưới. Vậy bạn có biết rằng chiếc bánh cưới có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

mẫu bánh cưới đẹp

Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của bánh cưới.

Ban đầu, bánh cưới không phải là bánh kem lạnh như hiện nay, trải qua nhiều dấu ấn của thời gian, chiếc bánh này dần thay đổi và có thiết kế trang trọng, cầu kỳ hơn, trở thành biểu tượng không thể thiếu trong hôn lễ.

Nguồn gốc của bánh cưới

Bánh cưới xuất hiện lần đầu tiên từ phong tục của Đế chế La Mã, khi đó chiếc bánh được làm bằng khối bột mì, không có nhiều vị ngọt như hiện nay.

Trong đám cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau cắt bánh, đây là hành động tượng trưng cho việc đồng lòng, cùng nhau chia sẻ mọi điều trong hành trình hôn nhân sắp đến. Sau đó, chiếc bánh sẽ được bẻ vụn lên đầu cô dâu.

Chiếc bánh bằng bột mì lúc này là biểu tượng cho sự trong trắng và trinh nguyên của cô dâu, bằng cách bẻ bánh, chú rể thông báo rằng từ nay về sau, cô dâu sẽ ở dưới sự bảo vệ của chú rể và sẽ là một phần trong cuộc sống của anh ấy cả về tình cảm lẫn thể chất, đồng thời đây cũng là biểu tượng của sự sinh sản. Tuy nhiên, vì nhận ra hành động này khá khiếm nhã nên đã được xóa bỏ theo thời gian và đến nay đã không còn xuất hiện trong các lễ cưới nữa.

Hay vào thời Trung cổ, người ta tạo ra một chồng bánh tẩm gia vị xếp cao. Cặp đôi sẽ hôn nhau trên đống bánh này, nếu họ không làm đổ tháp bánh xuống thì cho thấy cuộc hôn nhân của họ sẽ dài lâu và đơm hoa kết trái.

Tiếp đó, đến thế kỷ 16, ở châu Âu bánh cưới sẽ có bánh mặn, kết hợp giữa đế bánh ngọt và nhân mặn bao gồm: hàu, thịt băm… Chiếc bánh được xem là biểu tượng của sự may mắn, tất cả khách mời sẽ ăn chúng như sự chúc phúc cho cặp đôi. Thay vì phong tục tung bó hoa cưới như ngày nay, vào thời đó người ta thường giấu một chiếc nhẫn trong miếng bánh và người nhận được sẽ là người tiếp theo kết hôn.

Đến Kỷ nguyên Victoria (thế kỷ thứ 19 trong thời kỳ Nữ hoàng Victoria của nước Anh trị vì, từ năm 1837 cho đến năm 1901), bánh mặn được thay thế bằng bánh trái cây kiểu Anh với kem icing dạng cứng bên ngoài, tượng trưng cho khả năng sinh sản, bởi họ cho rằng vợ chồng thịnh vượng là phải sinh nhiều con. Ở thời điểm này, bánh cưới hoàng gia không còn chỉ để ăn mà còn là món trang trí và thể hiện sự sang trọng, địa vị xã hội trong đó. Điều này đã khiến chiếc bánh được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi, sau đó trở thành “trend” khiến mọi người chăm chút cho ngoại hình của chiếc bánh cưới hơn rất nhiều.

nguồn gốc của bánh cưới

Bánh cưới của Nữ hoàng Victoria và hoàng tử Albert (năm 1940). Ảnh: Internet

Sau đó nữa, bánh cưới được hình thành rõ rệt từ thế kỷ XIX tại Pháp, chiếc bánh được một người đầu bếp ẩn danh sang tạo nên theo nhiều tầng được mô phỏng từ hình ảnh tháp chuông thánh đường St. Bride’s Church (London).

ý nghĩa bánh cưới

Bánh cưới được trang trí thêm hình ảnh cô dâu, chú rể trong ngày cưới. Ảnh: Internet

Những năm 1950 tại Mỹ, lần đầu tiên hình ảnh cô dâu, chú rể đã hiện diện trên đỉnh một chiếc bánh cưới, trang trí cùng kem tươi, trái cây hoặc chocolate khiến chúng thêm phần bắt mắt, thơm ngon và thể hiện sự thuần khiết, hạnh phúc bên nhau suốt đời.

Bánh cưới có ý nghĩa gì?

Bạn có thể thấy, bánh cưới qua nhiều thời đại mang nhiều ý nghĩa tượng trưng khác nhau nhưng nhìn chung vẫn là biểu tượng của sự lâu bền, hạnh phúc, đồng thuận, có nhiều con cháu… của cô dâu và chú rể.

Bánh cưới là biểu tượng của sự giàu có trong thời đại Victoria với lớp kem bơ phủ bên ngoài màu trắng (white frosting) yêu cầu phải thật mịn. Bánh càng có nhiều tầng thì người ta cho rằng gia đình đó càng giàu có

Tại sao phải có nghi thức cắt bánh cưới

Những khoảnh khắc cắt bánh cưới thường được ghi lại trong những album ảnh, để về sau người ta thường nhìn ngắm lại thời điểm đáng yêu này.

Trong hầu hết các đám cưới, khi tham dự bạn sẽ thấy nghi thức cắt bánh kem sau khi cô dâu và chú rể ước nguyện cho tình yêu của hai người, sau đó thổi nến, cùng nhau cầm dao và cắt bánh.

tại sao phải có nghi thức cắt bánh cưới

Nghi lễ cắt bánh kem không thể thiếu trong hôn lễ. Ảnh: Internet

Hình ảnh cô dâu và chú rể cắt bánh, sau đó cùng ăn một miếng bánh nhỏ trên lễ đường thể hiện cho sự đồng lòng, từ nay về sau sẽ chung tay, chung sức cùng làm mọi việc và chính thức trở thành vợ chồng đồng cam cộng khổ, san sẻ ngọt bùi, bệnh tật cũng không xa rời.

Chỉ với một hành động nhỏ, có thể thấy việc cắt bánh kem trong lễ cưới thật sự mang ý nghĩa lớn đối với các cặp đôi phải không nào. Trong hôn lễ, không thể thiếu chiếc bánh hấp dẫn, phù hợp với sở thích của cặp đôi mà còn cần phải phù hợp với chủ đề, màu sắc của lễ cưới. Nếu bạn đang phân vân không biết chọn loại bánh cưới nào, kiểu dáng nào đang thịnh hành thì hãy tham khảo các mẫu bánh cưới phổ biến được chúng tôi tổng hợp sau đây:

Các mẫu bánh cưới đẹp phổ biến

Mặc dù sức hấp dẫn và vẻ đẹp của những chiếc bánh cưới truyền thống không bao giờ thay thế được nhưng ngày nay các cô dâu chú rể đang lựa chọn những thiết kế thể hiện phong cách và cá tính riêng của mình.

Bánh cưi trang trí hoa

bánh cưới kết hợp hoa và trái cây tươi

Bánh cưới kết hợp hoa và trái cây tươi. Ảnh: Internet

Bánh cưới hoa tươi là lựa chọn vừa độc đáo lại không quá mạo hiểm, tùy vào sở thích của cô dâu và chú rể, chiếc bánh có thể được điểm tô thêm trái cây tươi để thêm phần hấp dẫn.

Bánh cưi cupcakes

bánh cưới cupcakes

Những chiếc bánh cupcakes ngọt ngào kết hợp thành bánh cưới. Ảnh: Internet

Những chiếc bánh cupcakes có hương vị khác nhau phù hợp để cô dâu, chú rể dành tặng cho từng vị khách, rất tiện lợi và đẹp mắt.

bánh cưới cupcakes trái cây

Bánh cưới cupcakes trái cây mọng nước, đẹp thu hútngay từ ánh nhìn đầu tiên. Ảnh: Internet

Bánh cưi trn (hay còn gi là bánh cưi mc)

(Naked cake) đã trở thành xu hướng bánh cưới nổi bật trong những năm gần đây. Kiểu bánh cưới này loại bỏ lớp kem bao phủ truyền thống và thay vào đó là các loại trái cây, hoa hay những vật trang trí ấn tượng.

Bánh cưới trần thường được trang trí chủ yếu ở phần đỉnh bánh hoặc xung quanh khay bánh với phong cách đơn giản, mộc mạc. Ngoài ra, để tạo độ ngọt cho bánh cưới, người ta thường rây đường bột và mứt vào giữa các lớp bánh.

bánh cưới trần

Bánh cưới trần mộc mạc, đơn giản. Ảnh: Internet

Bánh cưi màu vàng đng hoc ha tiết ánh kim

Vẻ ngoài sang trọng lại có thể tạo ra tác động thị giác mạnh mẽ dưới ánh đèn sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các đám cưới phong cách hoàng gia.

bánh cưới họa tiết ánh kim

Bánh cưới họa tiết ánh kim, toát lên phong thái quý tộc. Ảnh: Internet

Bánh cưi tinh khôi tone trng nh nhàng, tinh khiết

Tone màu trắng chủ đạo khiến cho chiếc bánh cưới thêm phần tinh tế, sang trọng và nổi bật trong không gian buổi tiệc. Màu trắng tinh khôi là màu truyền thống thường xuyên xuất hiện ở những chiếc bánh cưới, nếu yêu thích sự nhẹ nhàng, bạn có thể xem đây là một gợi ý tuyệt vời trong quá trình chọn bánh cưới.

bánh cưới trắng tinh khôi

Bánh cưới trắng tinh khôi. Ảnh: Internet

Bánh cưi phong cách Gothic

Phong cách Gothic (mang một vẻ ma quái, bí ẩn cùng tông màu đen chủ đạo) có phần tối màu và lạnh lẽo không phù hợp với ngày đại hỷ trong văn hóa phương Đông và cũng còn khá xa lạ với hôn lễ của người Việt. Tuy nhiên phong cách Gothic này đã chính thức trở lại lựa chọn đầy thời trang đậm chất hoàng gia châu Âu cho những cặp đôi thích sự cổ điển và cầu kỳ.

bánh cưới phong cách gothic

Bánh cưới phong cách Gothic huyền bí, quyến rũ. Ảnh: Internet

Bánh cưi ombre

Ombre hay còn gọi là tone màu đổ, là những chiếc bánh cưới chuyển từ tone màu nhạt sang đậm dần hoặc ngược lại, mang đến vẻ nhẹ nhàng cho chiếc bánh cưới nhưng cũng không kém phần trang nhã, xinh xắn, tạo điểm nhấn nổi bật cho hôn lễ.

bánh cưới ombre

Bánh cưới ombre nổi bật được rất nhiều cặp đôi ưa chuộng. Ảnh: Internet

Thông thường, bánh cưới sẽ có từ 1 – 3 tầng hoặc nếu bạn thích có thể làm 5 – 7 tầng. Tùy vào cách trang trí, hình dáng, bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu bánh cưới độc lạ, đẹp mê mẩn sau đây:

bánh kem và donut

Sự kết hợp mới lạ của bánh kem và donut. Ảnh: Internet

bánh cưới trang trí với họa tiết nổi bật

Bánh cưới trang trí với họa tiết nổi bật. Ảnh: Internet

bánh cưới úp ngược

Bánh cưới úp ngược đầu tiên tại Malaysia vào năm 2020. Ảnh: Internet

Đối với những cặp đôi muốn tiết kiệm chi phí, bạn làm một tầng bánh thật để cắt bánh và thưởng thức trong lúc làm lễ. Còn lại, bạn đặt làm những tần bánh giả sẽ không bị lãng phí.

Bánh cưới không chỉ là phụ kiện trang trí đơn thuần làm đẹp cho lễ đường. Bánh cưới còn thể hiện cá tính của cô dâu, chú rể đồng thời là biểu tượng mang đến nhiều ý nghĩa về tình yêu, sự thủy chung và hòa thuận của một gia đình.

Nếu bạn là người đam mê làm bánh, đặc biệt là bánh cưới, bánh kem… hãy tham khảo chương trình đào tạo Nghiệp vụ Bánh kem Chuyên nghiệp tại Dạy Làm Bánh Á Âu để hoàn thiện tay nghề và hiện thực hóa ước mơ trở thành thợ bánh kem chuyên nghiệp với các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao.

Điểm: 4.2 (17 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan