Định Hướng Nghề Nghiệp Cho Học Sinh THCS – THPT Và Cách Chọn Nghề Phù Hợp Cập Nhật Mới Nhất

Không biết mình thích nghề gì nên cứ mãi loai hoay tìm ngành học hot theo xu hướng là thực trạng của đa số bạn trẻ hiện nay. Thế nên việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT dựa trên sở thích và năng lực là nền tảng đầu tiên để các bạn có được công việc phù hợp để xây dựng cuộc sống của bản thân trong tương lai.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS – THPT

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS – THPT là yếu tố cấp thiết. Ảnh: Internet

Thực tế, học sinh rất khó để sớm tìm được sở thích của mình đối với ngành nghề nào, dẫn đến việc chọn sai ngành. Vì vậy, giải pháp cấp bách là phụ huynh và nhà trường cần phối hợp với nhau để định hướng nghề nghiệp cho học sinh và con em mình một cách hiệu quả trong bối cản mùa tuyển sinh năm 2023 đang đến gần.

Định hướng nghề nghiệp là gì? Tại sao phải định hướng nghề nghiệp?

Định hướng nghề nghiệp là việc quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh THCS, THPT. Điều này nhằm cung cấp thông tin và kinh nghiệm cần thiết để một người chuẩn bị các yêu cầu, kỹ năng và điều kiện cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường, xã hội và chính bản thân họ.

Định hướng phát triển nghề nghiệp

Định hướng phát triển nghề nghiệp là điều hết sức cần thiết đối với các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa tương lai. Ảnh: Internet

Nếu một người không thích công việc của mình thì chắc chắn họ sẽ không có sự đầu tư, không sáng tạo trong công việc và hơn nữa là không có khát vọng vươn lên. Để chắc chắn bạn đã định hướng nghề nghiệp hay chưa, hãy tự trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Bạn đang tìm kiếm điều gì trong cuộc sống của mình?
  • Mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì?
  • Công việc lý tưởng mà bạn muốn làm là gì?
  • Điều quan trọng nhất với bạn khi đi làm?
  • Bạn đã hài lòng với công việc và nghề nghiệp mình chọn hay chưa?
  • Định hướng nghề nghiệp như thế nào?
  • Điều đầu tiên quan trọng nhất chính là bạn hãy xác định nghề nghiệp mình yêu thích, sở thích cá nhân, trình độ học vấn của bạn như thế nào để lựa chọn và định hướng công việc, nghề nghiệp phù hợp.
  • Tham gia các chương trình tư vấn nghề nghiệp do trường, các trung tâm tổ chức, tham gia ngày hội việc làm để được các chuyên gia tư vấn và định hướng đúng đắn cho bạn.
  • Nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của thầy cô, giảng viên của bạn những người hiểu rõ về bạn nhất để tư vấn nghề nghiệp phù hợp nhất cho bạn.

Cách định hướng nghề nghiệp cá nhân và định hướng nghề nghiệp tương lai

Chắc hẳn đang có rất nhiều bạn trẻ đang rất khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp. Nhiều bạn thậm chí không biết bản thân mình thích gì? Muốn gì? Phù hợp làm những gì? Đây là điều khiến nhiều bạn chọn nghề không phù hợp, dẫn đến nhiều khó khăn khi học tập và đi làm. Dưới đây là cách chọn nghề phù hợp với bản thân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT giúp bạn tìm khai phá được tiềm năng và định hướng nghề tốt nhất.

Loại bỏ các tác động và tư tưởng chưa đúng đắn khi chọn nghề

Để chọn nghề phù hợp, trước hết bạn cần phải vượt qua các tác động của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự đúng đắn và hợp lý khi chọn nghề như:

  • Chọn nghề theo sự may rủi hoặc vì điểm số đủ đậu.
  • Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của gia đình, người thân…
  • Chọn nghề theo sự rủ rê của bạn bè, người yêu…
  • Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học, cao đẳng.
  • Chọn nghề theo xu hướng mà không tìm hiểu kỹ.
  • Chọn nghề nhưng không cân nhắc điều kiện kinh tế gia đình, đầu ra của nghề, thời gian học nghề…

Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về sở thích, tính cách và điều kiện của bản thân. Hãy chọn ra những ngành nghề nào bạn yêu thích nhất và dành thời gian tìm hiểu chúng. Đồng thời, việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện về vật chất, kinh tế, xã hội và nhu cầu việc làm trong tương lai.

Hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan đến nghề nghiệp bạn lựa chọn để khám phá sở thích, năng lực, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Hãy tham khảo ý kiến của cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô,… để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào. Bên cạnh đó, bạn có thể đến các công ty hay các trung tâm tư vấn về tâm lý và giáo dục, đây là nơi có đủ sách, tài liệu nghiên cứu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn.

Cách chọn nghề phù hợp với bản thân

Cách chọn nghề phù hợp với bản thân

Một cách khác để bạn có thể xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào đó là tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Tìm kiếm thông tin uy tín trên Internet, sách báo để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Hiện nay có nhiều chương trình tham quan thực tế nghề nghiệp, bạn cũng nên tìm cách tham gia để tìm hiểu về thực tế ngành nghề đó một cách trực quan nhất.

Bản thân người chọn nghề muốn tìm đến sự phù hợp cao nhất rất cần có sự hỗ trợ của một số chuyên viên tư vấn hướng nghiệp hoặc một số người thực sự có kinh nghiệm hướng nghiệp chọn nghề. Việc trao đổi và tìm đến sự tư vấn của những người đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn để hỏi về cách làm việc, môi trường làm việc, những khó khăn và thách thức nghề nghiệp hay điều kiện để phát triển trong lĩnh vực đó cũng là điều cần thiết để bạn xác định bản thân có phù hợp hay không.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Khi đã lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình. Bước tiếp theo là bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt đến trong nghề nghiệp đó bằng cách lập một kế hoạch và xây dựng mục tiêu.

Bạn muốn trở thành kỹ sư xây dựng, một doanh nhân thành đạt hay một đầu bếp tài ba? Việc này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi rằng mình đã có những gì, phải trang bị thêm những gì, qua đó có định hướng hợp lý nhất để điều chỉnh phù hợp.

Cần tìm hiểu nhiều nhất về thông tin những ngành nghề mà bạn lựa chọn

  • Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề đó.
  • Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.
  • Nhu cầu việc làm của ngành nghề đó ở hiện tại và khoảng 3 – 5 năm tới.
  • Những phẩm chất và kỹ năng và yêu cầu sức khỏe cần thiết cần có để có thể làm việc.
  • Những nơi đào tạo ngành nghề từ bậc đào tạo nghề sơ cấp cho đến bậc đại học.
  • Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi.
  • Học phí, học bổng trong nghề này.
  • Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
  • Bằng cấp và cơ hội học lên cao hơn.
  • Tìm hiểu các khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
  • Những việc có thể làm sau khi học ngành nghề đó.
  • Những nơi có thể làm việc sau khi học.
  • Mức lương và lộ trình thăng tiến.
  • Những chống chỉ định y học.
  • Tìm trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và quá trình đào tạo của nhà trường nơi đào tạo nghề đó.
  • Tỷ lệ học viên, sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm.

Tất các những thông tin này bạn có thể phối hợp tìm kiếm trên internet, sách báo, cẩm nang tuyển sinh, quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học” hay các cẩm nang tuyển sinh của các báo và các loại sách hướng nghiệp. Ngoài ra bạn cũng có thể gọi điện hoặc gửi thư cho các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường những người làm trong nghề… để tìm hiểu và tham khảo.

Xác định năng lực học tập của bạn

Bên cạnh chọn nghề phù hợp, việc xác định năng lực học tập của học sinh cũng là bước rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo cách xác định khả năng học tập như sau:

  • Dựa vào điểm học tập, các môn thi tuyển sinh đầu vào ngành bạn đang học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển các ngành ở trường bạn muốn thi vào, so sánh sức học và xác định khả năng trúng tuyển của bạn khi nộp hồ sơ vào trường.
  • Giải thử đề thi đại học ba năm gần nhất và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà bạn định thi vào để ước lượng năng lực và khả năng trúng tuyển của mình.
  • Nhờ thầy/cô, bạn bè hay người thân đánh giá, nhận xét.

Trên cơ sở đó, bạn có thể tự ước lượng và đánh giá khửa năng học tập của mình. Xem xét năng lực để chọn học Đại học hay học nghề, hoặc chọn ngành học phù hợp nhất.

Tìm hiểu thông tin từng ngành nghề để nộp hồ sơ hoặc thi cử

Khi đã tìm được ngành nghề phù hợp, xác định mục tiêu và thông tin cụ thể. Bước cuối cùng là việc tìm hiểu thông tin về kỳ thi tuyển sinh, cách thức ra đề, cấu trúc đề thi, các phương pháp học và làm bài thi, kinh nghiệm đi thi, dinh dưỡng mùa thi,…

Đối với các ngành nghề không cần thi tuyển hoặc chỉ có hình thức đào tạo nghề, học nghề ngắn hạn, bạn cần tìm hiểu kỹ về trường hoặc trung tâm đào tạo uy tín, hồ sơ nhập học, ưu điểm chương trình, giảng viên uy tín, địa điểm học cũng như đến trực tiếp để trải nghiệm và được tư vấn kỹ càng nhất để đăng ký nhập học.

Nên học nghề gì hiện nay?

Sau khi bạn đã biết cách định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân, thì còn một vấn đề đó là nên học nghề gì khi mà tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp hàng loạt, số lượng đào tạo cung vượt quá cầu dẫn đến tình trạng khó xin việc và khó làm đúng được chuyên ngành là những nỗi lo của hàng trăm ngàn bạn trẻ đang trong ngưỡng cửa chọn nghề cho tương lai.
Dưới đây là 3 nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, dễ xin việc làm và dễ kinh doanh lập nghiệp nhất mà bạn có thể tham khảo:

Nghề làm bánh

Nghề làm bánh là một trong những nghề dễ xin việc làm và không lo thất nghiệp nhất hiện nay, lý do bởi sự tăng trưởng của khối ngành Du lịch và Ẩm thực đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà hàng khách sạn, trung tâm thương mại, khu ăn uống giải trí mọc lên càng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các đầu bếp bánh tăng cao. Hiện nay nhân lực trong ngành nghề này vẫn còn đang thiếu trầm trọng, do đó học làm bánh để trở thành các đầu bếp bánh, bếp trưởng bếp bánh đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ.

Nghề làm bánh

Học làm bánh với cơ hội việc làm rộng mở hoặc tự mở tiệm kinh doanh

Nghề làm bánh phù hợp với cả nam lẫn nữ, không yêu cầu về độ tuổi, chỉ cần có đủ đam mê, quyết tâm và chịu khó rèn luyện tay nghề bạn sẽ thành công và có mức thu nhập đáng mơ ước. Sau khi hoàn thành các khóa học nghề làm bánh ngắn hạn, bạn có thể làm việc trong nước tại các đơn vị F&B cao cấp, các tiệm bánh lớn, các công ty sản xuất bánh kẹo, hay khởi nghiệp kinh doanh mô hình quá cà phê và bánh, mở tiệm bánh, kinh doanh bánh online…

Nghề đầu bếp

Tương tự như nghề làm bánh, công việc đầu bếp mở ra cơ hội việc làm ở bất cứ đâu, tại địa phương, các thành phố lớn hay ở trong nước và nước ngoài,… Nhu cầu ăn uống và tuyển dụng đầu bếp cả trong và ngoài nước luôn luôn có, do đó là một đầu bếp được đào tạo chuyên nghiệp và có tay nghề, bạn sẽ không lo thất nghiệp sau khi học nghề.

Nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp cũng là công việc không lo thất nghiệp

Nghề đầu bếp cũng được cho rằng khá vất vả nhưng đây lại là nghề ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập hấp dẫn. Sau khi học nghề xong bạn có thể đi làm tại các nhà hàng khách sạn, các trung tâm hội nghị tiệc cưới, nhà hàng lớn hoặc tự mở quán, mở nhà hàng kinh doanh,…

Nghề pha chế

Nghề pha chế hiện nay đang tạo được một làn sóng nghề ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng giới trẻ Việt Nam, đây đang là nghề mới với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức lương hấp dẫn.

Nghề pha chế

Pha chế – nghề năng động và hấp dẫn cho các bạn trẻ

Thực tế cho thấy, với tình hình các quán cà phê, quán bar cao cấp ngày càng được mở ra nhiều như hiện nay thì nhu cầu cần tuyển dụng barista, bartender cho quán càng trở nên nhiều hơn. Là nghề năng động, mới mẻ và sáng tạo nên đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho nghề nghiệp này càng trở nên thu hút giới trẻ. Nghề pha chế cũng là một trong những ngành nghề mang về thu nhập thuộc vào loại khá hiện nay, một nghề có cơ hội thăng tiến cao nếu bạn có tay nghề tốt.

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Quản trị nhà hàng – khách sạn là một trong những ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm giá trị và mức lương cao thu hút đông đảo bạn trẻ quan tâm. Sau khi ra trường, bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường sang trọng, đẳng cấp, giao tiếp với những khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới.

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Quản trị Nhà hàng – Khách sạn, công việc mang lại nhập cao, cơ hội thăng tiến rộng mở

Với chính sách phát triển ngành Du lịch thành kinh tế mũi nhọn cùng với tốc độ tăng trưởng số lượng nhà hàng – khách sạn tăng mạnh trên khắp cả nước thì nhân lực chất lượng ngành nghề này ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt cơ hội và học ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn ngay hôm nay sẽ giúp bạn nắm bắt tương lai của chính mình.

Tạm kết:

Ở nước ta hiện nay, định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Việc chọn ngành chọn nghề của các bạn trẻ vẫn chưa có nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, điều cần thiết là bản thân các bạn học sinh phải chủ động tìm hiểu và lập kế hoạch cho bản thân ngay từ sớm.

Hy vọng những thông tin định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT và cách chọn nghề có thể giúp ích cho bạn trong việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp, dễ tìm được việc làm như mong muốn và có mức thu nhập tốt. Chúc bạn “HIỂU ĐÚNG MÌNH VÀ CHỌN ĐÚNG NGHỀ”.

Điểm: 3.77 (20 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan