Bí quyết định giá thành công cho menu cửa hàng bánh

Định giá menu cửa hàng tiệm bánh là một bước quan trọng trước khi tạo menu và bắt đầu đưa cửa hàng đi vào hoạt động kinh doanh. Việc định giá sản phẩm tốt sẽ góp phần giúp bạn có được mức lợi nhuận như mong muốn. Vậy làm thế nào để định giá tốt?

Định giá món ăn

Định giá món ăn cho và lên menu là bài toán khó với nhiều cửa hàng bánh

Giá của sản phẩm góp phần quan trọng trong việc quyết định của khách hàng có chọn cửa hàng của bạn hay không, khi kinh doanh tiệm bánh cũng vậy. Một chiếc bánh dù lớn hay nhỏ cũng cần định giá một cách khoa học và hợp lý bởi điều này có tác động đến lợi nhuận của quán. Dưới đây là một số bí quyết định giá cho các món bánh trên menu của Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) chia sẻ để bạn tham khảo.

Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Cách định giá này có ưu điểm là nhanh chóng, đơn giản, dễ làm và được nhiều chủ quán áp dụng. Bạn có thể sử dụng cách này để định giá trên thị trường hoặc theo đối thủ cạnh tranh. Đa số các chủ quán sẽ định giá gần giống với đối thủ của mình hoặc định giá trượt nhẹ so với đối thủ nhằm thu hút khách hàng thích các món bánh cùng thực đơn hoặc những khách hàng muốn có mức giá thấp hơn các quán khác.

Mặc dù cách này dễ gây ra một “cuộc chiến” về giá cả giữa các tiệm kinh doanh cùng sản phẩm nhưng khách hàng lại được hưởng lợi trong chuyện này. Tuy nhiên, việc định giá menu thấp hơn đối thủ vô tình tạo ra áp lực cho nhân viên, đặc biệt là các thợ làm bánh. Ví dụ như trong khâu định lượng và chọn nguyên liệu,…người thợ làm bánh cũng phải cân nhắc mua sản phẩm nào để phù hợp với chi phí giá bán mà vẫn tạo ra lợi nhuận.

Định giá theo tiêu chuẩn thực phẩm

Phương pháp định giá thành này còn gọi là cách tính food cost. Tùy theo chính sách của mỗi cửa hàng mà tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm dao động từ khoảng 25 – 35%. Bằng cách xem xét chi phí cấu thành một món bánh, bạn có thể tính ra rõ ràng giá thành của từng món rồi sau đó định giá menu dựa trên tỉ lệ của giá thành.

Ví dụ: giá thành nguyên liệu của một chiếc bánh kem là 80.000 đồng, chi phí nguyên liệu chiến 25%, thì giá bản của chiếc bánh trên sẽ bằng giá thành nguyên chi phí tạo ra món chia cho tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm. Tức là: 80.000 đồng/ 25%. Như vậy chiếc bánh kem này sẽ có giá là 320.000 đồng.

Giá món ăn (Giá bán) = Chi phí thực phẩm (giá gốc)/khoảng (25 – 35%)

Phương pháp định giá theo tiêu chuẩn

Phương pháp định giá theo tiêu chuẩn thực phẩm được nhiều cửa hàng áp dụng

320.000 đồng là mức giá bán hợp lý để có lãi từ chiếc bánh kem này. Một số nhà hàng sẽ thay con số này bằng 350.000 đồng khi nhà hàng có nhiều giá trị gia tăng cho khách và để có con số trình bày đẹp hơn.

Định giá theo nhu cầu và khả năng chi trả

Có một quy luật rõ ràng là khi nguồn cung tăng lên nhưng cầu ít thì giá sẽ giảm, và ngược lại nếu cùng ít nhưng cầu nhiều thì giá sản phẩm sẽ phải tăng lên. Ví dụ nếu chỉ duy nhất tiệm bánh của bạn bán bánh Macaron trong khi món bánh này đang rất hot và được nhiều người tìm mua thì lúc này dễ dẫn đến giá món bánh được đẩy lên. Ngược lại, nếu có nhiều cửa hàng bán món bánh này trong khu vực thì giá sẽ giảm.

Nếu áp dụng cách định giá này, bạn phải lưu ý nghiên cứu kỹ thị trường và đối tượng khách hàng trước khi quyết định giá để có một mức giá cạnh tranh và hợp lý. Hơn hết, hãy chắc chắn rằng bạn đã định giá phù hợp với giá trị mà bạn cung cấp cho thực khách.

món bánh phù hợp với giá trị

Hãy chắn chắn thành của món bánh phù hợp với giá trị của nó. Ảnh: internet

Các bạn có thể tham gia khóa học quản lý bếp bánh để có thêm kiến thức thực tế về quản lý tài chính, kiểm soát chi phí, quản lý hàng xuất nhập kho, lên cấu trúc thực đơn và tính giá thành, thiết lập dự án kinh doanh và nhiều kỹ năng quản lý khác,… Tín chỉ là một phần của chương trình Nghiệp Vụ Bếp Trưởng Bếp Bánh dành cho các bạn muốn học nghề làm bánh, hoàn thiện tay nghề để trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp, các chủ cửa hàng hay những bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp.

Hy vọng với những cách định giá menu cho cửa hàng trên sẽ các bạn có thêm kiến thức để định giá cho các món bánh của cửa hàng mình khi kinh doanh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.52 (20 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan