Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Vặt “Hốt” Bạc Triệu Cho Người Mới Bắt Đầu

Bạn đang có ý định kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn băn khoăn không biết cần chuẩn bị bao nhiêu vốn và lên chiến lược như thế nào để phù hợp với xu hướng thị trường? Vậy thì kinh nghiệm mở quán ăn vặt dưới đây chắc chắn sẽ mang đến nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho bạn.

Thị trường đồ ăn vặt trong những năm gần đây đang phát triển nhanh chóng và trở thành lĩnh vực tiềm năng để kinh doanh với nhiều loại đồ ăn thức uống hiện đại, hấp dẫn. Đối tượng khách hàng của thị trường này cũng rất đa dạng nên người kinh doanh có nhiều lợi thế để kiếm thu nhập “khủng”. Tuy nhiên, nếu muốn thành công bạn cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng vì thương trường là chiến trường, chỉ cần sơ suất một chút bạn có thể sẽ không trụ vững khi rủi ro ập đến. Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) tham khảo một số kinh nghiệm mở quán ăn vặt sau nhé!

kinh doanh quán ăn vặt

Mở quán ăn vặt là lựa chọn của nhiều người hiện nay (Ảnh: Internet)

Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

Nguồn vốn là vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm khi khi có ý định kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. Nếu muốn bán đồ ăn vặt, bạn cần chuẩn bị số vốn dao động từ 35 triệu đến 150 triệu đồng tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn lớn hay nhỏ. Với số vốn này, bạn cần có một kế hoạch chi tiêu cho các khoản sau:

  • Thứ nhất, chi phí thuê địa điểm: Khoảng từ 3 – 20 triệu đồng hoặc hơn một chút nếu bạn chọn được những nơi “đắc địa” hơn. Bạn cần lưu ý là phải thuê địa điểm ở những chỗ có đông khách hàng mục tiêu thì kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.
  • Thứ hai, chi phí trang bị cơ sở vật chất: Tùy thuộc vào phong cách bạn muốn hướng đến cho quán ăn của mình. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ về khoản này để cân đối chi tiêu cho những khoản khác. Theo lời khuyên của nhiều người đi trước thì bạn bỏ ra số vốn từ 10 – 20 triệu đồng cho việc này là hợp lí.
  • Thứ ba, chi phí mua nguyên vật liệu: Khoản chi này tùy thuộc vào thực đơn quán và bạn nên chọn mua nguyên liệu ở những nơi bỏ sỉ thì giá sẽ rẻ hơn.
  • Thứ tư, chi phí thuê nhân viên: Nếu mở quán nhỏ và có thể quán xuyến được hết thì bạn có thể tiết kiệm được chi phí này. Còn nếu quyết định thuê, bạn cần chuẩn bị từ 5 – 10 triệu là hợp lí vì mô hình quán ăn vặt nhỏ và vừa không cần phải thuê quá nhiều nhân viên.
  • Thứ năm, phi phí làm marketing cho quán: Từ 2 – 5 triệu đồng hoặc bạn có thể đầu tư thêm để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển tốt hơn.

chuẩn bị vốn kinh doanh

Nguồn vốn rất quan trọng đối với người kinh doanh (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một khoản tiền dư ra để dùng vào những việc phát sinh hoặc giải quyết các trường hợp bất ngờ xảy ra. Đây là một trong những bí quyết phòng tránh và hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh.

Xác định đối tượng khách hàng

Đinh vị khách hàng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, quyết định 50% đến sự thành bại của kinh doanh. Dù bạn có bán nhiều món ngon đến mấy nhưng nếu không phù hợp với thị hiếu của khách hàng cũng vô ích. Nếu chọn mở quán ăn vặt, trược hết bạn hãy nghiên cứu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình sẽ hướng tới. Ví dụ như:

  • Độ tuổi: 10 – 25 tuổi, là những người trẻ và có nhu cầu ăn vặt cao nhất.
  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên, những người làm văn phòng…

Chọn địa điểm thích hợp

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, bạn dựa vào điều này để tìm kiếm địa điểm thích hợp mở quán. Cần tránh những con hẻm khó tìm và nên chọn các vị trí tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất như: trường học, khu vực có nhiều công ty, đông dân cư…

chọn địa điểm mở quán

Trường học là nơi mở quán ăn vặt vỉa hè rất hút khách (Ảnh: Internet)

Thiết kế quán ấn tượng

Đại đa số mọi người hiện nay đều yêu thích những quán có không gian rộng rãi hoặc đẹp – độc – lạ để check in, “sống ảo”… Bạn không cần phải trang trí quán một cách quá cầu kỳ hay sang trọng nhưng nhất định phải có điểm nhấn, đơn giản nhưng phải xinh xắn, tiện nghi và có lối đi rộng cho khách hàng dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, bạn cần phải cực kỳ chú ý đến vấn đề vệ sinh ở quán của mình. Hãy luôn đảm bảo quán lúc nào cũng sạch sẽ, không có côn trùng và mùi khó chịu.

Lên thực đơn độc đáo, hấp dẫn

Khi mới ấp ủ ý định kinh doanh quán ăn vặt, bạn phải bỏ thời gian quan sát, tìm hiểu hoặc tham khảo những người có kinh nghiệm để thiết kế một menu phù hợp với khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn như với sinh viên thì bạn nên bán những món như: khoai tây chiên, bánh tráng trộn, bắp xào, bánh tráng nướng, cá viên chiên, trái cây tô, rau câu, trà sữa…

lên thực đơn hấp dẫn

Thực đơn hấp dẫn sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển (Ảnh: Internet)

Thài độ phục vụ ân cần chu đáo

Dù mở quán lớn hay nhỏ thì thái độ phục vụ cũng phải luôn tôn trọng khách hàng. Hãy cho thực khách cảm nhận được sự nhiệt tình, nhanh nhẹn và vui vẻ trong cách phục vụ để chiếm lấy cảm tình và khiến việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

Hy vọng những kinh nghiệm mở quán ăn vặt ở trên sẽ giúp bạn có một chiến lược kinh doanh tốt và sớm gặt hái thành công. Nếu có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ đầu thì con đường bạn chọn sẽ hanh thông và thuận lợi. Đừng quên ghi chú lại những điều cần thiết để tự tin hơn nhé!

Điểm: 4.9 (17 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan