Bất kể bạn học trường gì thì kiến thức và kinh nghiệm mới là thứ đáng quý hơn so với danh tiếng của tấm bằng. Thế nhưng, khác biệt văn hóa khiến người Châu Á coi trọng bằng cấp, còn người phương Tây thì không. Liệu, có nên chú trọng về việc rèn luyện kỹ năng, tay nghề thay vì “bán sức” với tấm bằng danh tiếng?
Người Trung Quốc có câu: “Thà làm đầu gà còn hơn là làm đuôi phượng”, ý nói con người nên giỏi hơn những người khác ở một lĩnh vực nào đó dù nhỏ bé còn hơn là trở thành một kẻ thấp kém trong lĩnh vực lớn. Người Nhật cũng có câu: “Thà làm đầu heo hơn là làm đuôi cá voi”.
Người phương Tây không quá coi trọng bằng cấp mà chú trọng tay nghề vững
(Ảnh: Internet)
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng: học sinh tại các trường học chuyên ngành ít sự lựa chọn nghề nghiệp thường cảm thấy bản thân có năng lực, điểm số và khát vọng nghề nghiệp cao hơn so với học sinh kém tại những trường học có nhiều lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp. Các cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng phần lớn con người luôn mong muốn có trí thông minh tốt hơn và được sống trong môi trường mà những người xung quanh kém hơn họ.
Vậy đâu là nguyên nhân của sự trái ngược này?
Trên thực tế, nguyên nhân của sự trái ngược về suy nghĩ này ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của phương Đông và phương Tây. Người Châu Á thường chú ý đến chủ nghĩa tập thể, còn người phương Tây họ chú trọng đến việc đánh giá năng lực của bản thân. Nếu người phương Đông tự đánh giá bản thân bằng cách so sánh với người trong nhóm xã hội, còn người phương Tây lại so sánh những người của nhóm khác. Người Châu Á thường chú ý nhiều đến thể diện và uy tín bản thân, cho dù có giỏi ngành nghề gì hay không đôi khi cũng không quan trọng bằng mình đang làm nghề gì và người khác nghĩ gì về điều đó.
Người phương Đông đánh giá bản thân bằng cách so sánh với người trong
nhóm xã hội, còn người phương Tây lại so sánh những người của nhóm khác
(Ảnh: Internet)
Điều này cho thấy, văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn đến quyết định trong cuộc sống và sự nghiệp của con người. Kể từ đây, chúng ta có nên đặt ra câu hỏi: Liệu có đáng để trở thành con ếch nhỏ trong ao lớn hay cứ làm ếch lớn trong ao nhỏ để có được hạnh phúc?
Cuộc khảo sát nghiên cứu định hướng của sinh viên đại học và cái kết
Mới đây, cuộc khảo sát và nghiên cứu định hướng của sinh viên đại học được các nhà khảo sát thực hiện tại Mỹ đã cho ra kết quả khá bất ngờ. Theo đó, 3 cuộc khảo sát đều có chung 1 kết quả.
Cuộc khảo sát đầu tiên, sinh viên được hỏi muốn trở thành “con ếch lớn trong ao nhỏ” hay ngược lại thì có đến 75% số sinh viên gốc Đông Á muốn làm ếch nhỏ trong ao lớn, trong khi đó tỉ lệ sinh viên gốc Mỹ là 59%.
Cuộc khảo sát thứ 2, các nhà nghiên cứu không đề cập đến ao lớn ao bé mà chỉ hỏi sinh viên về việc lựa chọn trường Đại học hay công ty làm việc trong tương lai. Có khoảng 58% sinh viên gốc Trung muốn học trong top 10 trường học lớn nhất dù học lực ở mức trung bình, tỉ lệ muốn làm việc ở tập đoàn đa quốc gia lớn của nhóm sinh viên này đạt 29%. Trong khi đó, sinh viên Châu Âu tương ứng tỉ lệ là 27% và 14%.
Người phương Tây suy nghĩ độc lập và so sánh theo nhiều hướng trên diện rộng
(Ảnh: Internet)
Ở cuộc khảo sát thứ 3, các nhà nghiên cứu hỏi những sinh viên tham gia bằng loạt câu hỏi so sánh. Kết quả cho thấy rằng những sinh viên muốn làm ếch to trong ao nhỏ thường có xu hướng thà học trường bình thường nhưng là sinh viên giỏi hay làm ở công ty thường nhưng là nhân viên xuất sắc thì tốt hơn. Đa phần, suy nghĩ này thuộc về sinh viên gốc Á.
Điều này cho thấy văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến quyết định trong cuộc sống và sự nghiệp của các bạn trẻ. Người Châu Á chú trọng nhiều về thể diện, người phương Tây có thói quen suy nghĩ độc lập và so sánh theo nhiều hướng trên diện rộng. Bởi vậy, sinh viên Châu Á hướng đến đánh giá danh tiếng ngôi trường họ học mà ít chú ý đến hiệu quả học tập hơn.
Thay đổi quan điểm và cái nhìn giúp bạn trẻ dễ thành công hơn
Để dễ dàng thành công và có định hướng tương lai vững vàng hơn, bạn trẻ nên có cái nhìn tổng quan dựa trên nhiều khía cạnh. Đừng quá quan trọng về chuyện mình học trường gì, học ngành gì mà hãy định hướng sau này mình sẽ làm gì, 5 năm nữa mình là ai, mình có dám theo đuổi ước mơ với ngành nghề mình yêu thích hay không? Không có con đường nào đi đến thành công dễ dàng, nhưng sự tự tin và niềm đam mê sẽ giúp bạn đi nhanh trên con đường đó.
Nghề mình chọn là theo đuổi đam mê chứ không phải là sợ định kiến của xã hội
Dù là theo học Đại học hay học nghề đều là những lựa chọn đáng quý, bởi mỗi ngành nghề đều có sự quan trọng như nhau trong thị trường lao động. Học Đại học cho bạn hành trang lý thuyết vững vàng, học nghề cho bạn tay nghề bài bản. Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy bạn trẻ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định và hãy chắc chắn rằng ngành nghề mình chọn là theo đuổi đam mê chứ không phải là sợ định kiến của cá nhân ai hay xã hội!
Hi vọng với những chia sẻ này, các bậc phụ huynh và các em học sinh sẽ có cái nhìn thoáng hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề!
Ý kiến của bạn