Người trẻ chọn nghề và “mâm cơm dọn sẵn” của cha mẹ liệu có thành thế hệ lười biếng?

Tình trạng các bạn trẻ bị gia đình ép buộc phải lựa chọn và theo đuổi ngành nghề định sẵn không còn là câu chuyện hiếm thấy. Nhiều bạn trẻ ngồi trên ghế nhà trường nhưng vẫn còn băn khoăn suy nghĩ liệu mình có học sai ngành không? Có thật sự đam mê với nó không? Liệu những người trẻ đi theo con đường chọn sẵn của cha mẹ có trở thành thế hệ lười biếng?

Câu chuyện về con cái “bướng bỉnh, ngang ngạnh” không chịu nghe lời cha mẹ trong độ tuổi mới lớn không phải là điều gì quá to tát. Tuy nhiên, đằng sau chuyện bướng bỉnh ấy đôi khi lại là câu chuyện bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ. Và nếu nút thắt này nếu không được tháo gỡ sẽ còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn, nhất là trong giai đoạn quan trọng như chọn ngành, chọn nghề, định hướng tương lai của con.

Những câu chuyện đời thường về “con cái bướng bỉnh”

Tôi có thói quen ăn sáng ở quán bún gần nhà, cô chú có con gái đang theo học lớp 12. Có lần, tôi thấy cô con gái có vẻ bướng bỉnh, nganh ngạnh với cô. Ngỡ cô bé hư, nhưng sau khi tìm hiểu tôi mới biết cô chú “muốn” con học ngân hàng bởi “có chú làm giám đốc ngân hàng, sau khi ra trường là có việc làm ngay, lương lại cao”, nhưng cô bé không chịu, lại muốn học nghề làm bánh để mở tiệm bán bánh trà phong cách Hàn Quốc. Bị cha mẹ ép nên cô bé không vui vẻ với định hướng sẵn đó mà có hành vi ngang ngược.

cho con được trưởng thành

Hãy cho con cơ hội được trưởng thành với ước mơ của mình… (Ảnh: Internet)

Quả thực, đây không chỉ là câu chuyện riêng của gia đình nào, mà thực trạng giới trẻ chọn nghề theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” lại xảy ra ở rất nhiều nơi. Như vậy, dù là thế nào thì các bạn trẻ cũng không được đi theo con đường mình muốn, liệu chuyện chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ có thật sự khiến con hạnh phúc không?

Cấp 3, tôi học chung với Trần Hùng – “cậu ấm” của một gia đình giàu có, cha mẹ Hùng kinh doanh bất động sản và có chuỗi nhà hàng lớn. Thế nên, cha mẹ đã sớm định hướng cậu ấy theo học quản trị kinh doanh, trong khi bản thân Hùng thật sự yêu thích nghề pha chế. Nhưng vì sức ép mà cậu ấy vẫn phải nghe lời cha mẹ, sau khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh và làm việc tại gia, Hùng vẫn bất đồng quan điểm với cha mẹ khiến mâu thuẫn trong gia đình ngày một lớn.

Tôi càng thấy rõ hơn rất nhiều bạn trẻ theo học ngành nghề theo ý muốn và sự ép buộc từ gia đình trong khi bản thân không mong muốn. Không ít các bạn trẻ ngồi trên ghế nhà trường mà vẫn chán nản tự hỏi liệu mình có đang đi đúng con đường hay không? Mình sẽ làm gì sau khi ra trường? Có nhiều bạn còn bỏ cuộc giữa chừng để đi học ngành nghề mình muốn, theo đuổi con đường mình chọn. Điều này không chỉ làm mất thời gian của các bạn mà còn tốn rất nhiều chi phí khi học tập.

không biết đi về đâu

Không biết bản thân đi về đâu sẽ khiến con chênh vênh sau khi ra trường
(Ảnh: Internet)

Vì sao cha mẹ phải “dọn sẵn mâm cơm” cho con?

Tuy nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, bởi đối với cái nhìn non nớt của phần đông bạn trẻ mười tám đôi mươi rất ngây ngô và non nớt khi đứng trước giai đoạn phải chọn ngành nghề. Nhiều em học sinh không biết cách định hướng bản thân nên đã chọn ngành nghề theo số đông bạn bè, đi theo trào lưu, chọn ngành nghề bởi thấy trường này hot, nghề kia “hay ho”… Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng và nhanh chóng “vào cuộc” để thay con quyết định thay vì giúp con nhìn nhận vấn đề và tự trưởng thành.

Đa phần, các bạn trẻ đều muốn thử thách bản thân với những công việc năng động, tự do và bản thân cảm thấy yêu thích. Nhưng phần nhiều bạn trẻ lại thiếu sự tự tin để làm được điều đó, và kết quả là chấp nhận ngồi trước “mâm cơm” của cha mẹ soạn sẵn. Việc cha mẹ quá quan tâm đến việc “đặt chỗ” cho con ngồi khiến các bạn trẻ trở nên thụ động và “nhát” hơn, con sẽ có suy nghĩ sống dựa dẫm bởi đã có cha mẹ lo hết. Liệu điều này có phải là nguyên nhân dẫn đến hệ lụy giới trẻ ngày càng lười biếng hơn?

Để con tự chủ động là phương thức giúp con trưởng thành

làm vì đam mê

Nếu con không có đam mê, con sẽ không thể làm hết mình (Ảnh: Internet)

Việc cha mẹ “định sẵn” ngành nghề cho con cái mà không quan tâm đến định hướng, mong muốn cá nhân và năng lực của con khiến con sau khi ra trường không có tâm huyết với công việc. Dù là ngành nghề nào, muốn làm tốt và thành công con cũng phải có sự tự tin và đam mê thì mới làm hết mình được. Cuộc sống là của con, công việc là của con, cha mẹ nên là người đồng hành và giúp con định hướng nghề nghiệp chứ đừng dắt con đi theo con đường có sẵn.

Dù là con chọn tiếp tục theo đuổi con đường học vấn với các chương trình đào tạo Đại học, cao đẳng phù hợp năng lực học tập hoặc chọn học nghề, cha mẹ hãy cứ ủng hộ để con có đủ tự tin theo đuổi đam mê của bản thân. Bởi con là người hiểu rõ nhất về năng lực, ước mơ của mình.

Ngày nay, các chương trình học nghề đã nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề và kỹ năng giúp các bạn trẻ vững nghề trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc chú trọng về năng lực hơn bằng cấp của các đơn vị tuyển dụng cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến nghề nghiệp cho các em. Nếu sau quá trình học nghề mà các em muốn nâng cao trình độ vẫn có thể tiếp tục theo đuổi con đường học cao, nắm được tổng quan ngành và chạm thực tế sẽ giúp con đi nhanh hơn so với các bạn trẻ chỉ học lý thuyết.

muốn được là chính mình

Con muốn một lần được là chính mình, sống với ước mơ và làm người mình muốn trở thành (Ảnh: Internet)

Tạm kết,

Chỉ mong cha mẹ đừng tạo áp lực cho các con mà hãy khuyến khích con mạnh dạn theo đuổi đam mê, các bạn trẻ hãy cố gắng trưởng thành để chọn lựa ngành nghề mình yêu thích để “sống đời” với niềm vui công việc. “Nếu làm việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”.

Điểm: 4.1 (13 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan