Đại học không phải là cánh cửa duy nhất mở ra tương lai tươi sáng cho tất cả mọi đứa trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh “thừa thầy thiếu thợ” của thị trường lao động hiện nay. Việc lựa chọn học nghề được xem là sáng suốt, vì thế đôi khi trượt đại học lại là cơ hội lớn để các em học sinh chọn được ngành nghề yêu thích, dễ kiếm việc làm với thu nhập ổn định.
Bản cáo trạng truy tố cán bộ giáo dục trong vụ sửa điểm thi ở Sơn La được công bố khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, bởi có những bậc phụ huynh đã bỏ ra tới nửa tỉ đồng để con được vào Đại học. Hành động này đã bị phần đông người dân chỉ trích và trở thành mục tiêu của không ít những lời trách cứ và thóa mạ.
Muốn con vào Đại học là mong muốn của hầu hết phụ huynh (Ảnh: Internet)
Đành là yêu con, nhưng đừng cố kiệt
Đành lòng đây là hành động yêu con của các bậc phụ huynh, mong muốn con có cơ hội và đường tương lai tốt hơn khi vào Đại học, nhưng yêu con đừng cố kiệt! Bởi như vậy, cha mẹ đang vô tình gạt đi mất của con cơ hội được sống, học tập và đứng vững trên đôi chân tự do của những đứa trẻ.
Khi năng lực của con chỉ ở mức 10 – 12 điểm nhưng phải theo chương trình học dành cho các học sinh giỏi 20 điểm thì quả thật là quá sức, nếu không muốn nói là “địa ngục” đối với các con. Ngay cả khi mải miết và nỗ lực hết mình để theo đuổi và có được tấm bằng trong tay thì con sẽ lại tiếp tục rơi vào tấn bi kịch khác.
Áp lực và sự “chới với” khiến tỉ lệ sinh viên rơi vào trầm cảm ngày một cao hơn
(Ảnh: Internet)
“Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”…
Thời điểm khi các bạn đồng trang lứa đang tự tại trong vị trí công việc có chuyên môn cao thì có thể phần đông những bạn trẻ “mua điểm” năm xưa lại đang “vật vã” cầm hồ sơ trượt lên trượt xuống những vòng phỏng vấn tuyển dụng, hoặc có thể được nhận vào làm nhưng độ cạnh tranh cao khiến các em bị đánh bật ra ngoài vì đuối sức.
Cái gì không thuộc về mình sẽ mãi không thuộc về mình, hay như ông bà ta đã nói: “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” là vậy. Các bậc phụ huynh nên có cái nhìn sâu hơn về năng lực, sở thích, mong muốn của con, cho con được tự do lựa chọn và theo đuổi ngành nghề mình yêu thích.
Hãy để con được tự do học ngành nghề con yêu thích!
Đừng buồn, trượt đại học có khi lại là cơ hội lớn!
Theo các báo cáo được công bố về tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, cao đẳng ngày càng nhiều nhưng lại đối mặt với tình trạng các vị trí việc làm cho đối tượng này ngày một ít đi. Có thể nói, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” không phải hiếm gặp. Ngược lại, các vị trí việc làm cho lực lượng công nhân có tay nghề vững, học viên trường nghề dễ dàng nằm trong “tầm ngắm” được các công ty săn lùng. Đặc biệt là học viên nhóm ngành Dịch vụ – Du lịch – Ẩm thực đã qua chương trình đào tạo bài bản để đáp ứng tiềm năng phát triển ngành nghề và xu hướng thị trường.
Thực tế cũng cho thấy rằng, có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học nhưng chưa tìm được công việc phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân nên tiếp tục theo đuổi việc học lên cao hơn. Hoặc thậm chí không thể chờ thêm mà “giấu bằng Đại học” để nộp đơn vào các doanh nghiệp làm công nhân. Đây không chỉ là điều khiến các em lãng phí thời gian mà còn lãng phí cả tiền bạc cho gia đình và xã hội.
Cánh cửa này đóng lại ắt sẽ có cánh cửa khác mở ra
Đã qua rồi thời muốn đi làm phải đi theo trình tự: học xong đi làm, học ngành gì đi làm ngành ấy. Giới trẻ thời nay năng động, họ đi làm hay khởi nghiệp khi còn chưa rời ghế nhà trường, bởi kinh nghiệm thực tế được đánh giá cao hơn lý thuyết.
Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công (Ảnh: Internet)
Thế giới không ít doanh nhân thành đạt dù họ chỉ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, cũng không ít tỉ phú giàu nhất thế giới chưa có bằng đại học. Không ít sự tiến bộ vượt bậc trong những mô hình kinh doanh thành công được bàn tay và khối óc những người chưa qua giảng đường tạo nên. Điều này đã chứng minh đại học không phải là con đường duy nhất để có được sự nghiệp bền vững!
Ở các nước tiên tiến, người ta phân loại và giúp học sinh định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Sự lựa chọn này được dựa trên năng lực, sở thích, định hướng tương lai nên các em sẽ tự do quyết định. Theo đó, những bạn trẻ có năng lực học tập sẽ được khuyến khích học cao, cũng có những trẻ được khuyên và định hướng học nghề sau khi rời khỏi trường phổ thông nếu xét thấy các em phù hợp với ngành nghề đó.
Điều này được nghiên cứu và phân tích của nhiều nền giáo dục hướng đến sự hạnh phúc và phát triển tối đa tố chất cho người học tập. Người học sau khi tốt nghiệp sẽ ít phải rơi vào tình trạng thất nghiệp và hạnh phúc vì làm công việc đúng sở trường của mình, còn thị trường lao động không bị mất cân bằng khi “thừa thầy thiếu thợ”. Lợi cả đôi đường!
Có thể sau mỗi kỳ thi sẽ có rất nhiều giọt nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt các bạn trẻ khi đón nhận kết quả thi đại học từ nhiều áp lực từ cha mẹ, bạn bè, áp lực vì đối diện với việc trượt đại học. Nhưng đừng vội đóng cánh cửa tương lai của mình, bởi bạn còn rất nhiều cánh cửa khác để đi và thành công trong sự nghiệp sau này.
Ý kiến của bạn