Những chiếc bánh gạo có vị thế quan trọng trong văn hoá Châu Á

Trong nền văn hóa Châu Á, bánh gạo dường như không chỉ đơn giản là món ăn truyền thống mà còn gắn liền với rất nhiều yếu tố văn hóa, lễ hội, đời sống tinh thần của người dân sở tại. Các món bánh được làm từ gạo tuy giản dị như vậy nhưng luôn có vị thế quan trọng và có phần thiêng liêng về văn hóa tinh thần của nhiều nước khu vực Châu Á.

Gạo được xem là lương thực chính của nhiều quốc gia khu vực Châu Á, chính vì vậy là chúng được chế biến thành rất nhiều món ăn, món bánh thơm ngon. Ở mỗi quốc gia, các loại bánh làm từ gạo đều mang hương vị đặc trưng và cách chế biến riêng biệt để thể hiện ý nghĩa trong nét văn hóa ẩm thực. Cùng khám phá vị thế quan trọng của những món bánh gạo trong nền văn hóa mỗi quốc gia trong bài viết này nhé!

Việt Nam – Bánh chưng

bánh chưng truyền thống người Việt

Bánh chưng là món bánh truyền thống mang nhiều ý nghĩa của người Việt

Các loại bánh nếp của người Việt không còn quá xa lạ và thậm chí là gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Những món bánh chế biến từ gạo luôn mang hương vị thơm ngon, đặc trưng và được sử dụng vào những dịp lễ tết với rất nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn như ngày tết luôn có bánh chưng, bánh tét, tết Hàn thực luôn có bánh trôi, tết Đoan ngọ lúc nào cũng có bánh gio (tro)… Đặc biệt hơn cả, bánh làm từ gạo còn xuất hiện trong những dịp quan trong như đám cưới, đám hỏi: ở miền Bắc trong các đám hỉ không thể thiếu món bánh Phu Thê được làm từ loại gạo nếp ngon và cây hoa mang sắc vàng vô cùng độc đáo.

bánh da lợn được yêu thích

Bánh da lợn từ lâu đã trở thành món bánh ngon được nhiều người yêu thích

Ngoài ra, bánh làm từ gạo còn được chế biến thành rất nhiều món ăn mang hương vị vùng miền và sớm đã trở thành đặc sản. Các món bánh gạo phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: bánh bột lọc, bánh da lợn, bánh xèo, bánh đúc, bánh cuốn, bánh bèo… thơm ngon. Những món bánh này không chỉ được thưởng thức vào bữa ăn sáng, bữa xế trong ngày mà còn được dùng làm món bánh khai vị, món tráng miệng ở các buổi họp mặt.

Hàn Quốc – Những món bánh gạo nổi tiếng

Người Hàn Quốc có rất nhiều món ăn ngon gắn liền với phương pháp chế biến từ gạo. Trong đó, một số món ăn phải kể đến như: Tteokguk, Mujigaetteok… Có thể nói, món bánh Tteok có mặt trong hầu hết mọi bữa tiệc hay các dịp lễ tết, ăn mừng của người dân Hàn Quốc. Chẳng hạn như trong dịp lễ Seolla (tết âm lịch), nhà mỗi người dân đều có món Tteokguk – món bánh canh gạo thơm ngon, hấp dẫn. Hay vào dịp tết Trung thu, món bánh songpyeon hình trăng khuyết luôn được xuất hiện và bày biện đẹp mắt.

bánh gạo Hàn Quốc nổi tiếng

Bánh gạo Hàn Quốc được rất nhiều người trên thế giới yêu thích (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, người Hàn còn có món bánh gạo cầu vồng – Mujigaetteok vô cùng đặc biệt, món ăn này thường được sử dụng vào những dịp quan trọng như: cưới hỏi, lễ mừng thọ, tiệc thôi nôi cho em bé… Mỗi món bánh gạo của người Hàn Quốc đều mang hương vị và cách chế biến khác nhau. Những món bánh này có rất nhiều chủng loại, và hơn hết người Hàn Quốc còn mở ra một viện bảo tạng bánh gạo với hàng trăm họ bánh và cách làm khác nhau như một cách để bảo tồn văn hóa ẩm thực đa dạng.

Trung Quốc – Đại tiệc của các loại bánh nếp

Ở Trung Quốc, mỗi dịp tết âm lịch được ví như “đại tiệc” của các loại bánh chế biến từ gạo nếp. Bạn có thể tìm thấy vài loại bánh gạo được dùng trong dịp tết đón năm mới, họ tin rằng những món bánh này sẽ mang lại may mắn và bình yên cho năm mới.

bánh niangao cầu bình an

Món bánh niangao – Cầu bình an cho năm mới (Ảnh: Internet)

Chẳng hạn như món bánh niangao – bánh niên cao được thưởng thức với ví von trong nghệ thuật chơi chữ. Món bánh này dùng để chơi chữ trong vế “niên niên cao thăng” tức là mỗi năm thêm cao lớn và sự thăng tiến. Trẻ con ăn bánh này sẽ mau lớn và khỏe mạnh, người lớn ăn bánh này sẽ có tài vận, công việc trôi chảy, người lớn tuổi ăn món bánh này sẽ có thêm sức khỏe và sống lâu.

bánh trôi của người Trung Quốc

Món bánh trôi (Thang viên) của người Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Món bánh trôi – hay còn gọi là “Thang viên” được thưởng thức vào ngày 15 tháng Giêng. Món bánh nếp này có tên gọi là thang viên, bởi ý nghĩa “đoàn viên”, chính vì vậy mà người Trung Quốc tin rằng nếu thưởng thức món bánh này vào năm mới thì gia đình sẽ hòa thuận, mọi người gắn bó với nhau và không phải chia xa. Ngoài ra, ở một số vùng còn ăn cả bánh quy – món bánh làm từ gạo nếp với phần nhân ngọt, được tạo hình giống chiếc mai rùa để thể hiện cho sự may mắn, nếu tặng cho người lớn tuổi là cầu chúc trường thọ. Vào ngày tết Trùng Cửu, người dân Trung Quốc cũng có món bánh cửu tầng (bánh chín tầng) làm từ bột gạo tẻ mang hương vị đặc trưng.

Nhật Bản – Đỉnh cao nghệ thuật làm bánh Mochi

bánh mochi Nhật Bản tinh tế

Bánh mochi Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới bởi hương vị hấp dẫn, tinh tế

Bánh Mochi Nhật Bản ngày nay không còn quá xa lạ với nhiều người, món bánh này gắn liền với mọi sự kiện, dịp lễ tết hay cuộc sống thường nhật của người dân xứ sở hoa anh đào. Nguời Nhật thường phải chưng kagami mochi – loại bánh gạo hai tầng, bên trên đặt một quả quýt để cầu mong sự may mắn cho cả gia đình. Vào dịp tết Trung thu, người dân Nhật Bản còn chuẩn bị món Tsukimi mocha – món bánh gạo hình tròn giống như mặt trăng. Tsukimi mocha có cách trình bày khá đặc biệt, người ta xếp xuống dưới 9 miếng bánh, sau đó đặt 4 miếng bánh ở tầng thứ 2, ở tầng trên cùng sẽ xếp 2 miếng bánh với ý nghĩa là món bánh ngắm trăng.

Trong lễ hội bé gái Hinamatsuri, tiết thanh minh, tảo mộ, lễ hội hoa anh đào… người Nhật cũng ăn bánh Mochi với nhiều tên gọi khác nhau. Ngoài ra, món bánh này cũng được sử dụng ở các mùa trong năm tùy theo mỗi tháng, mỗi mùa hay các dịp lễ tết với đủ mọi hình thức và cách chế biến riêng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các món bánh từ gạo của các nước Châu Á. Hi vọng với chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa các nước và yêu thích hơn các loại bánh làm từ gạo. Cùng theo dõi kênh để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Điểm: 4.2 (19 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan