Bánh chưng tuy có thể bảo quản đến 10 ngày ở nhiệt độ thường, tuy nhiên sau tết nhiều nhà vẫn còn bánh mà không biết phải bảo quản thế nào cho bánh không bị hỏng. Để giữ được hương vị bánh chưng, chúng ta cùng xem cách bảo quản bánh chưng không bị móc và hỏng sau tết trong bài viết dưới đây nhé.
Bánh chưng thường được bảo quản khá lâu ngày, tuy nhiên khi không ăn hết chúng sẽ dễ bị mốc hay xuất hiện hiện tượng lại gạo. Lại gạo là hiện tượng gạo bị tách nước khi để lâu làm cho những hạt nếp bị khô cứng lại, gạo trở lại trạng thái cứng như hạt gạo sống. Đối với hiện tượng lại gạo bạn chỉ cần thực hiện công đoạn luộc lại bánh sẽ làm cho bánh chín trở lại và giữ được hương vị.
Bánh chưng cần được bảo quản đúng cách để không bị mốc hay hỏng bánh sau tết
Tuy nhiên đối với bánh chưng đã bị mốc khi bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng ta có thể nhìn thấy những mảng nấm mốc màu trắng hay những mảng mốc màu xanh ở lớp vỏ bánh. Bánh chưng mốc bỏ đi thì khá lãng phí, bạn có thể hơ bánh trên bếp cho phần mốc bị cháy rồi đem luộc lại là có thể ăn được. Vậy bạn đã biết bảo quản bánh đúng cách hay chưa? Dưới đây là bí quyết bảo quản bánh chưng không bị mốc và hỏng sau tết, chúng ta cùng tìm hiểu.
Bánh chưng bị mốc có ăn được không?
Nếu bánh chưng bị mốc ăn sâu qua lớp lá và vào phía trong bánh thì bánh sẽ dễ bị lên men chua nhất là ở phần góc bánh. Phần men chua sẽ không còn giữ được mùi thơm và hương vị của bánh nên chúng ta cần phải bỏ đi, nếu ăn phần bánh này thì không bị nhiễm độc tố. Thực chất phần bánh chưng bị chua do quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, do vậy chúng không quá đáng lo ngại nhưng bạn nên lưu ý nếu như bánh chưng đã mốc nhiều thì nên bỏ đi.
Để bánh chưng bảo quản được lâu bạn cần chú ý từ công đoạn gói và luộc bánh
Cách bảo quản bánh chưng không bị hỏng và mốc sau tết tốt nhất
Để bánh chưng bảo quản được lâu hơn bạn cần chú ý thực hiện những công đoạn làm bánh thật đúng cách. Lá dùng để gói bánh phải thật sạch, rửa kỹ để ráo nước bánh sẽ để được lâu hơn. Sau khi bánh chín vớt ra khỏi nồi thì thực hiện rửa bánh lại bằng nước sạch, ép bánh bằng vật nặng đểm bánh được chặt hơn.
Bánh còn mới thi nên treo nơi thoáng mát để chờ bánh nguội, không nên để trong túi nilong hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao sẽ làm bánh nhanh hỏng. Ngoài ra bạn cũng nên bảo quản bánh chưng với những cách dưới đây:
- Để bánh ở nơi thoáng mát: Muốn bánh chưng để được lâu thì bạn cần để bánh ở nơi có nhiệt độ khô ráo trong nhà. Nơi bảo quản bánh không được bụi bặm, ẩm thấp, nhiệt độ quá cao, hầm nóng…để tránh trường hợp bánh bị ôi thiu.
- Chú ý nhiệt độ: Khi nhiệt độ dưới 20 độ C bạn có thể bảo quản bánh được 1 tuần hoặc 10 ngày.
- Bảo quản bánh trong tủ lạnh: Đối với thời tiết nóng ẩm bánh sẽ dễ dàng bị mốc và ôi thiu, chính vì vậy mà chúng ta cần phải bảo quản bánh trong tủ lạnh. Tuy nhiên để bánh không bị nhanh cứng hay gạo không bị co hoặc sượng lại thì chúng ta nên để bánh ở nhiệt độ 5 – 10 độ C.
- Sử dụng bánh: Khi sử dụng bánh nên bóc phần vỏ bánh và cắt bánh theo nhu cầu sử dụng, phần bánh còn lại nên lại trong lá và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Mặt bánh khi để ở tủ lạnh sẽ rất nhanh chứng và có mùi thức ăn nếu như đặt gần các loại thực phẩm khác.
Bảo quản bánh chưng ngày tết sẽ giúp bánh giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu
Những điều cần lưu ý khi bảo quản bánh chưng ngày tết
Bánh chưng cần được bảo quản đúng cách để giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu, do vậy bạn cần chú ý cách bảo quản bánh chưng ngày tết đúng cách và lưu ý một số điều dưới đây:
- Không ngâm bánh dưới ao hoặc dưới nước để bảo quản, có nhiều người lầm tưởng rằng lớp vỏ bánh và phần nhựa gạo có thể làm lớp màng ngăn không cho nước lọt vào. Tuy nhiên trên thực tế điều này lại làm cho bánh nhanh hỏng hơn rất nhiều lần.
- Mỗi lần ăn bánh nên làm nóng lại bằng lò vi sống hoặc đem đi hấp lại, nên hạn chế việc sử dụng dầu mỡ để rán bánh vì chúng sẽ làm tăng thêm lượng chất béo trong các khẩu phần ăn nhất là đối với người bị bệnh béo phì hay những vấn đề về tim mạch.
- Không nên gói bánh quá chặt tay để bánh không bị lại gạo, cứng hoặc ăn không ngon, cũng không nên gói bánh quá nhẹ tay vì chúng sẽ bị mốc. Nên luộc bánh chín đều và rền gạo để bảo quản bánh được lâu hơn.
- Không nên gói quá nhiều bánh một lần nếu sử dụng không hết.
Trên đây là cách bảo quản bánh chưng không bị hỏng và mốc sau tết, nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn có thể thực hiện hấp bánh lại trong nồi nước sôi. Hoặc đơn giản hơn là cho lên đĩa hoặc chén rồi hấp trong nồi cơm đã cạn nước đậy kín vung lại, Khi bánh được hấp chín sẽ mềm và nóng trở lại như cũ. Hi vọng với hướng dẫn bảo quản bánh chưng sau tết bạn sẽ biết cách bảo quản và giữ được hương vị thơm ngon của bánh chưng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn