Là một Đầu Bếp Bánh, công việc chính của bạn là thực hiện các loại bánh ngọt, bánh mì, các loại bánh nướng hoặc tráng miệng theo nhu cầu tiêu dùng trong tiệm bánh hay nhà hàng khách sạn nơi bạn làm việc theo chỉ đạo của Tổ Trưởng hoặc Bếp Trưởng Bếp Bánh.
Công việc của người Đầu Bếp Bánh
Với đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, và khéo léo, Đầu Bếp Bánh phải thực hiện rất nhiều công việc trong một ngày làm việc:
– Lên thực đơn, sáng tạo các công thức làm bánh mới, lên kế hoạch để lựa chọn các món bánh và món tráng miệng cho các bữa tiệc.
– Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, các công cụ cần dùng trong quá trình làm bánh.
– Sơ chế nguyên liệu để làm bánh.
– Làm các loại bánh: Bánh mì, bánh kem, bánh ngọt, các loại bánh tráng miệng,…
– Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động làm bánh cho phụ bếp.
– Trình bày các món bánh đẹp mắt, đồng thời đảm bảo tính mỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Đào tạo và giám sát các phụ bếp và nhân viên mới.
– Dọn dẹp, kiểm kê các nguyên vật liệu sau một ngày làm việc.
Những phẩm chất và kỹ năng trong nghề làm bánh cần có để trở thành một Đầu Bếp Bánh
– Đam mê: một người Đầu Bếp Bánh phải có lòng đam mê thực sự với công việc của mình để duy trì sức sáng tạo và tình yêu với việc làm bánh.
– Kiến thức về ẩm thực: người Đầu Bếp chuyên nghiệp cần nắm vững các kiến thức cơ bản về phối hợp nguyên liệu, thành phần dinh dưỡng và các phương pháp chế biến.
– Nhạy cảm với mùi vị và có khiếu thẩm mỹ.
– Sáng tạo: mặc dù những người làm bánh được phép sáng tạo, nhưng họ vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định và khối lượng cũng như tỷ lệ các nguyên liệu trong quá trình làm bánh.
– Khả năng làm việc dưới áp lực cao và làm việc theo nhóm.
– Tỉ mỉ, khéo tay và sạch sẽ.
– Chăm chỉ, ham học hỏi và ham thực hành sẽ là những yếu tố giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức chế biến từ nhiều người để trở thành một người giỏi nghề.
– Công việc thức khuya dậy sớm và môi trường làm việc thiếu điều kiện đòi hỏi người Đầu Bếp Bánh cũng cần một sức khỏe thật dẻo dai.
Bên cạnh đó, vốn ngoại ngữ cũng cần được trau dồi vì những tiệm bánh lớn, các Nhà hàng – Khách sạn nước ngoài yêu cầu rất cao về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Cơ hội nghề nghiệp
Làm việc tại một lò bánh. Nướng các loại bánh theo yêu cầu của cửa tiệm để phân phối cho cửa hàng tạp hoá, cửa hàng bán lẻ. Nếu bạn tìm được công việc trong một công ty bánh lớn, bạn có thể sẽ quản lý máy trộn khối lượng lớn và các công nhân theo từng khâu vận hành của máy để đảm bảo một số lượng lớn bánh mì nướng mỗi ngày.
Làm việc tại một tiệm bánh nhỏ trong cách siêu thị, trung tâm mua sắm. Trách nhiệm của bạn có thể bao gồm nướng một số lượng nhỏ các loại bánh tươi vào mỗi buổi sáng.
Làm việc tại một tiệm bánh chuyên về bánh mì, bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh nướng khác. Bạn có thể sẽ thực hiện theo đơn đặt hàng chuyên biệt dành cho từng loại sản phẩm, chẳng hạn như bánh cưới hoặc bánh sinh nhật.
Bạn cũng có thể làm việc như một thợ làm bánh cho một nhà hàng cao cấp, phải chịu trách nhiệm làm bánh mì và món tráng miệng đặc trưng trên menu của nhà hàng. Bạn sẽ làm việc cùng với một đội ngũ thợ làm bánh hoặc trợ lý đầu bếp bánh ngọt.
Thu nhập của Đầu Bếp Bánh
Mức thu nhập trung bình của một Đầu Bếp Bánh thường hiện nay dao động từ 3 – 6 triệu đồng/tháng, còn đối với những Đầu Bếp làm việc tại các chuỗi tiệm bánh lớn hay Nhà Hàng Khách Sạn Quốc tế, mức thu nhập phổ biến từ 6 – 8 triệu/tháng.
Bạn có thể tham khảo thêm các vị trí khác và cơ hội nghề bếp bánh để có định hướng đúng trong chọn nghề và vị trí phấn đấu của mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn