Ngày nay, nghề làm bánh có tiềm năng rất lớn bởi con người có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ ẩm thực, trong đó có cả nhu cầu lớn về bánh và món tráng miệng. Do đó tuyển dụng người làm bánh lành nghề được dự kiến sẽ tăng liên tục trong nhiều năm sau. Theo báo cáo của cục thống kê lao động, có khoảng 200.000 vị trí đầu bếp bánh ở Việt Nam, con số này ước tính tăng thêm 1% cho đến năm 2020.
Nghề làm bánh – nghề có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai
Lịch sử phát triển của nghề làm bánh trên thế giới
Lịch sử của nghề làm bánh bắt đầu từ trước thời trung cổ. Assyria được ghi nhận là người đầu tiên trong thế kỷ thứ 8 TCN kết hợp bột bánh mì với các loại hạt băm nhỏ và mật ong để tạo ra bánh nướng. Năm 168 TCN, cùng với công cuộc mở rộng lãnh thổ của mình, người Hy Lạp phát triển nghề làm bánh ở khắp châu Âu và mở rộng sang các vùng phía đông của châu Á.
Hiện nay, tại các nước phương Tây như Hà Lan, Pháp, Ý hay các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…rất dễ nhận thấy có rất nhiều tiệm bánh lớn, nhỏ trên mọi góc phố. Tại những quốc gia này, nghề làm bánh thật sự đã trở thành một nghề không thể thiếu và đóng góp không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.
Nghề làm bánh tại Việt Nam – cơ hội và thách thức
Tại Việt Nam, xu thế phát triển mạnh của ngành du lịch và dịch vụ ăn uống tạo điều kiện cho nhiều thương hiệu bánh nổi tiếng du nhập vào nước ta như Brodard, Tour Les Jour, Girval,…Các Nhà Hàng – Khách Sạn lớn cũng đưa thực đơn là các món bánh tráng miệng vào để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Không chỉ các thương hiệu bánh nổi tiếng mà các nhà hàng khách sạn 5 sao cũng cần một đội ngũ thợ làm bánh có tay nghề được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp nhất. Có thể thấy nhu cầu nhân lực cho nghề làm bánh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhu cầu nhân lực thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Việt Nam cấp thiết hơn bao giờ hết
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn thì học nghề làm bánh cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Ngành Bánh tại thị trường Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, nhân lực nhiều nhưng không có tay nghề cao và đào tạo bài bản. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh trong dịch vụ ẩm thực khiến các nhà tuyển dụng yêu cầu cao hơn đối với các vị trí quan trọng của Bếp Bánh. Bên cạnh đó, nghề làm bánh ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được chú trọng và được nhiều người biết đến. Điều này đòi hỏi cần có sự đổi mới trong giáo dục và định hướng nghề nghiệp đối với giới trẻ.
“Nhật ký nghề bánh” – cẩm nang ngành Bánh hữu ích
Nhằm tạo cơ hội cho các bạn hiểu hơn về nghề làm bánh – một ngành nghề tiềm năng ở hiện tại và trong tương lai, trong mùa tuyển sinh 2016, Hướng Nghiệp Á Âu khởi đăng chuỗi nội dung “Nhật ký nghề bánh” gồm 6 kỳ tương ứng với 6 nấc thăng tiến nghề nghiệp của nghề làm bánh bao gồm phụ bếp, đầu bếp, tổ trưởng, giám sát, quản lý và chuyên gia làm bánh. Ở mỗi kỳ, các bạn sẽ được chia sẻ những nội dung rất hấp dẫn và bổ ích của từng nấc thang như bảng mô tả công việc, trách nhiệm, giáo dục, cơ hội nghề nghiệp, các kỹ năng cần có,…Chuỗi nội dung sẽ được đăng tải theo từng kỳ trên trang daylambanh.edu.vn , các bạn hãy chú ý đón đọc nhé.
- Kỳ 1: Nghề làm bánh – Phụ Bếp Bánh (Commis) là ai?
- Kỳ 2: Nghề làm bánh – Đầu bếp bánh công việc đầy thách thức
- Kỳ 3: Nghề làm bánh – Vị trí tổ trưởng bếp bánh
- Kỳ 4: Nghề làm bánh – Vị trí giám sát bếp bánh
- Kỳ 5: Nghề làm bánh – Vị trí giám sát bếp bánh
- Kỳ 6: Nghề làm bánh – Quản lý bếp bánh và những điều cần biết
- Kỳ 7: Nghề làm bánh – Chuyên gia bếp bánh (Executive Pastry Chef)
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn