Học nghề đâu chỉ để làm thợ!

Nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng lo lắng liệu nên học trường gì, lựa chọn ngành nghề như thế nào để đảm bảo tương lai? Lời khuyên tốt nhất cho các bạn là: nếu có sức học tốt thì chọn học đại học, nếu năng lực học tập vừa phải thì nên tìm hướng đi khác vì nghề nào cũng cao quý, và học nghề cũng không phải chỉ để làm thợ.

Chọn ngành chọn nghề không phải là câu chuyện của của riêng các em học sinh mà còn gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh và các giáo viên. Bởi đây là một trong những lựa chọn quan trọng nhất của các bạn trẻ, một lần chọn nghề là một đời sống với nghề mình chọn.

định hướng nghề

Định hướng nghề cho các em học sinh cấp 3 là điều cực kỳ cần thiết (Ảnh: Internet)

Giúp các em học sinh yên tâm từ giai đoạn chọn nghề

Nhiều giáo viên tâm huyết thường xuyên theo dõi, tham khảo yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động và chuyên gia tuyển sinh để giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp. Theo đó, không ít giáo viên đã có buổi chia sẻ, tư vấn cho học sinh cách định hướng nghề đúng với năng lực thực tế và tiềm năng phát triển.

Theo đó, việc chú trọng đến năng lực làm việc quan trọng hơn bằng cấp là chia sẻ của nhiều giáo viên. Việc có bằng cấp đúng chuyên môn là điều kiện đủ, nhưng cần thiết hơn cả là học viên có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc thực tế tại các doanh nghiệp. Không phải các em cứ tốt nghiệp đại học là có việc làm, cũng không phải đại học là con đường duy nhất để dẫn đến cánh cửa thành công. Rất nhiều người thành đạt và làm giàu khi không có bằng đại học, hoặc có bằng đại học nhưng vẫn rẽ ngang theo con đường mình yêu thích.

nên chọn học đại học

Nếu có sức học tốt và mong muốn các em nên chọn học đại học (Ảnh: Internet)

Nếu sức học tốt thì các em nên chọn lựa học đại học, cao đẳng. Nếu năng lực học tập chưa tốt hoặc yêu thích ngành nghề nào đó các em vẫn có thể chọn học nghề. Sau khi đã có kinh nghiệm thực tế, nhìn tổng quan nghề và tay nghề vững, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao để có được tấm bằng danh giá. Vì đã có cái nhìn thực tế về nghề, các em sẽ đi nhanh hơn so với các bạn chỉ bắt đầu bằng lý thuyết.

Với những chia sẻ thực tế như vậy, các em học sinh sẽ giảm tải được phần lớn căng thẳng, áp lực khi phải chọn lựa ngành nghề theo trào lưu, theo xu hướng, chọn nghề vì áp lực gia đình hay sợ định kiến xã hội là học kém nên mới chọn học nghề.

học nghề vì đam mê

Nếu đam mê ngành nghề nào đó, các em hãy mạnh dạn lựa chọn học nghề

Theo Tiến sĩ Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: “Nhu cầu học tập trong xã hội đáp ứng liên tục, đại học cũng không phải là con đường duy nhất để các em học sinh vào đời. Nếu điều kiện chưa đủ, các em hãy mạnh dạn tạm gác ước mơ để đi học nghề và đi làm hay theo đuổi đam mê nghề mình mong muốn. Bởi học nghề là phương thức giúp các em rút ngắn thời gian và chi phí học tập, đồng thời vững tay nghề nhanh để đi làm ngay trong thời gian ngắn”.

Học nghề đâu chỉ ra làm thợ!

Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực dựa trên yếu tố năng lực gắn liền với yêu cầu sản xuất. Nhưng phần lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường chỉ đáp ứng được chuyên môn dựa trên lý thuyết, chưa phù hợp với thực tế, doanh nghiệp khi tuyển dụng tốn thời gian để đào tạo lại từ đầu. Điều này đã giải thích tại sao các bạn trẻ học nghề lại được ưu tiên tuyển dụng, bởi trong quá trình đào tạo các bạn được cọ sát thực tế và rèn luyện tay nghề theo yêu cầu tuyển dụng doanh nghiệp.

học viên lớp bánh thực hành

Học viên thực hành trong lớp học làm bánh tại Hướng Nghiệp Á Âu

Nhiều người vẫn còn giữ tư tưởng: học nghề ra làm thợ và không có tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế điều đó lại không có căn cứ. Bởi ở mỗi ngành nghề đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng, nếu có năng lực thì việc phát triển lên các vị trí cao hơn là điều hoàn toàn bình thường. Chẳng hạn đối với nghề làm bánh, bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn để hoàn thiện tay nghề, sau đó ứng tuyển vào các doanh nghiệp với vị trí phù hợp năng lực. Sau thời gian nỗ lực và thể hiện bản thân, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

lộ trình thăng tiến nghề bánh

Lộ trình thăng tiến trong nghề làm bánh

Theo đó, nếu như mới ra trường một học viên Bếp Bánh khởi đầu ở vị trí phụ bếp với mức lương từ 170 – 200 USD/tháng, sau đó thăng tiến lên vị trí nhân viên, tổ phó, tổ trưởng Bếp Bánh, Bếp phó Bếp Bánh, Bếp Trưởng Bếp Bánh và lên đến vị trí Bếp Trường điều hành với mức lương hơn 870 USD/tháng. Đây là mức lương đáng mơ ước dành cho các bạn trẻ biết nắm bắt cơ hội và mạnh dạn theo đuổi đam mê. Vậy, học nghề đâu chỉ ra làm thợ, mà bạn còn có thể tự tin vươn đến những vị trí đỉnh cao của nghề, ngoài ra còn có thể tự xây dựng cho mình mô hình kinh doanh hay tu nghiệp và định cư nước ngoài.

Trên đây là chia sẻ về định hướng chọn ngành chọn nghề cho các bạn học viên, hi vọng các em sẽ nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn và chọn được ngành nghề mình yêu thích!

Điểm: 4.6 (16 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan