Bánh mì – những chiếc bánh “già” nhất thế giới

Ít ai biết được rằng, những chiếc bánh mì ngày hôm nay chúng ta thường xuyên thưởng thức lại có đến lịch sử tới 14.000 năm tuổi.

Có lẽ nhiều người trên thế giới đã biết tới món bánh mì Việt chua ngọt, hay bánh mì Pháp nổi tiếng. Và cũng nhiều người đã lầm tưởng rằng bánh mì là một phát minh của các nước phương Tây rồi dần dần chinh phục cả thế giới. Thế nhưng, lịch sử về loại bánh “lớn tuổi” này lại có nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá hết.

Cuốn “Lịch sử bánh mì từ 6000 năm” của Heinrich Eduar có đoạn: “Bánh mì chế ngự tinh thần và vật chất của thế giới cổ đại, từ người Ai Cập đã phát minh ra và biến bánh mì thành nền tảng của đời sống kinh tế của họ, cho đến khi người Do Thái biến bánh mì thành điểm xuất phát của pháp chế tôn giáo và xã hội. Sau đó là người Hy Lạp đã biết sáng tạo ra những huyền thoại sâu sắc và trang trọng nhất về những bí ẩn của thành Eleusis. Cuối cùng là người La Mã đã biến bánh mì thành một vấn đề chính trị. Cho tới ngày Chúa Jesus nói: “Hãy ăn đi ! Ta là bánh hằng sống!”. Như vậy đủ để chúng ta hiểu rằng, những chiếc bánh này có bề dày lịch sử đáng nể đến đâu.

bánh mì việt namBánh mì đã trở thành một món ăn phổ biến trên thế giới

“Cội rễ” của bánh mì

Khác với suy nghĩ của số đông, bánh mì không phải là một phát minh của người châu Âu mà đã được người Ai Cập phát hiện ra vào khoảng 12.000 năm TCN. Tức là tính tới thời điểm hiện tại, những chiếc bánh này đã có hơn 14.000 năm lịch sử. Con người bắt đầu biết đến bánh mì cũng là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên như cách họ biết đến nấu ăn nhờ sét đánh vào hòn đá tạo ra lửa, và các loại thịt mà họ kiếm được sẽ dễ ăn hơn rất nhiều khi được nướng trên lửa. Đối với bánh mì, người Ai Cập cũng vô tình biết được khi họ nhặt hạt của những cây cỏ dại, trộn cùng với nước và đem nướng trên một mặt phẳng với lửa thì sẽ tạo thành khối gọi là bánh.

Men bánh mì – phát minh vĩ đại của con người

Vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã vô tình phát hiện ra men bánh mì, một loại men được cấu tạo bởi đại mạch và nước. Họ ủ bột đại mạch với nước trong một thời gian cho đến khi lên men. Loại men này khiến bột mì có thể nở đến một mức độ nhất định, cũng như tạo ra những bột khí trong bánh khiến bánh mềm và dễ ăn hơn.

 bánh mì từ men nởMen nở – một nguyên liệu không thể thiếu để làm bánh mì

Từ đó, 4 nguyên liệu bất biến để làm ra những chiếc bánh mì là bột, nước, men nở và muối. Nhờ phát minh này, người Ai Cập đã dễ dàng kiểm soát một cách chính xác và khéo léo quá trình nướng bánh mì. Nói men nở là một “phát minh vĩ đại” của con người là bởi vì  nó đã giúp việc làm bánh mì bước sang một trang mới, cũng là một loại nguyên liệu cơ bản để làm bánh cho đến ngày nay mà chưa thể thay thế được.

Sự du nhập của bánh mì vào nền văn hóa thế giới

Việc làm bánh mì thực sự phát triển vào những năm 300 TCN, tức là thời đế chế La Mã, lúc này, nghề làm bánh cũng đã trở thành một nghề chính thống. Cho đến năm thứ 1 SCN, tại Rome đã xuất hiện khoảng hơn 300 thợ làm, bánh mì cũng xuất hiện trong mọi sinh hoạt của con người Rome, từ việc cúng tế, đến các bữa tiệc cũng như các bữa ăn thường ngày.

Cũng trong giai đoạn phát triển thịnh hành này, những chiếc máy xay hạt thành bột đã được phát minh, việc làm ánh ngày càng trở nên dễ dàng hơn, những chiếc bánh được làm sẵn tại nhà hoặc bán trên nhiều cửa tiệm. Đây cũng là lúc bánh mì lan tỏa vào nền văn hóa thế giới từ châu Âu sang châu Á.
Thời đó, người ta phân biệt giai cấp trong xã hội bằng màu sắc của những chiếc bánh mì mà họ ăn. Chỉ những người giàu mới ăn bánh mì trắng, vì bột màu trắng rất đắt đỏ, người nghèo thường ăn bánh mì làm bằng các loại ngũ cốc nên bánh có màu sậm và thô hơn. Thế nhưng ngày nay lại hoàn toàn ngược lại, những chiếc bánh mì với màu sậm hơn lại có giá trị dinh dưỡng cao vào hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.

Vào khoảng thế kỉ 19, những chất xúc tác cho quá trình làm bánh mì như baking soda, baking powder được phát hiện, giúp những chiếc bánh mì trở nên thơm ngon và đậm đà hơn. Khoảng năm 1910, việc làm bánh mì cũng dần chuyển hướng sang cơ giới hóa với máy móc hiện đại, những chiếc bánh mì được làm ra với đa dạng hình dáng và hương vị hơn.

bánh mì đa dạng hình dạng và hương vị

 Ngày nay bánh mì đa dạng hình dạng và hương vị hơn

Ngày nay, bánh mì nói riêng và các loại bánh nói chung đã trở thành điểm nhấn quan trọng của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Với lịch sử phát triển hơn 14.000 năm của mình, chắc hẳn bánh mì sẽ luôn giữ vững được vị trí quan trọng đối với nền văn hóa của nhân loại. Chính vì thế, thợ làm bánh, cũng như nghề Bếp Bánh vẫn luôn là một nghề cần thiết trong mọi giai đoạn, mọi thời điểm. Nếu có đam mê với những chiếc bánh thơm ngon và xinh xắn, còn chần chừ gì mà không đăng ký một khóa học làm bánh mì ngay hôm nay?

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.9 (18 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan