Bạn muốn khởi nghiệp và làm giàu bằng chính đam mê của mình thông qua mô hình mở cửa hàng bánh kinh doanh, thế nhưng bạn lại không biết phải bắt đầu từ đâu và làm thế nào? Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt để giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất khi bắt đầu vào công việc kinh doanh.
Kinh doanh tiệm bánh là mô hình rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam
1. Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Đặt tên tiệm bánh: Trước hết bạn cần đặt tên cho tiệm bánh, tên càng dễ nhớ, ấn tượng và thu hút càng tốt.
Slogan: Slogan liên quan tới ẩm thực, ăn uống càng tốt. Ví dụ: Càng ăn càng thích. Làm là ngon – ăn là thích,…
Xác định địa điểm kinh doanh: Địa chỉ bạn dự định mở quán. Ngay tại nhà bạn hay thuê mặt bằng.
Khi xác định địa điểm kinh doanh, bạn cũng nên tìm hiểu xem liệu tại khu vực đó đã có cửa hàng nào mở hay chưa, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để từ đó lên thực đơn hiệu quả.
>> Xem thêm: Startup thành công với mô hình kinh doanh tiệm bánh ngọt – café
Lĩnh vực kinh doanh: ẩm thực, ăn uống, bánh.
Vốn dự tính ban đầu: bạn cần xác định vốn dự tính ban đầu là bao nhiêu để lên kế hoạch mua sắm thiết bị, dung cụ, nội thất cho tiệm bánh.
2. Xác định sản phẩm, thực đơn
Sản phẩm của một tiệm bánh là bánh ngọt, bánh mì, bánh kem, hay bánh Nhật,…Ngoài bánh, bạn có kinh doanh thêm các loại đồ uống khác như: cà phê, đá xay, trà, nước ngọt hay không?
Sản phẩm là yếu tố giúp cửa hàng kinh doanh thành công
Công cụ, dụng cụ
- Máy trộn bột
- Lò nướng bánh
- Máy cán bột
- Máy đánh kem
- Phới, khuy, dao, muỗng,….
- Tủ bày bánh
Nội thất
- Bàn ghế phục vụ
- Ly, chén, đĩa, thìa, cốc mời nước, ống hút, đồ trang trí trong tiệm, …
- Khăn giấy, khay đựng khăn giấy
- Các loại đồ dùng phục vụ trong nhà bếp ,…
Các loại công cụ dụng cụ làm bánh cần chuẩn bị
Các nguyên vật liệu
- Các loại bột
- Kem hộp cỡ lớn với nhiều hương vị
- Các loại đường
- Trứng
- Kem
- Bơ
- Sữa tươi, Sữa chua, sữa đặc, ca cao, si-rô tạo vị, nước cốt dừa, …
- Các loại cafe
- Nguyên vật liệu phụ: chất tạo màu, tạo nở, hương liệu, trái cây trang trí…
3. Phân tích thị trường
Bánh ngọt, bánh kem, bánh mì,…là các dòng bánh đang có nhu cầu tiêu dùng rất lớn tại Việt Nam. Nhu cầu ăn uống, thưởng thức các loại bánh không chỉ trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, tiệc tùng, hội họp nữa mà trong những ngày thường vẫn được nhiều bạn trẻ chọn mua để dùng như bữa ăn nhẹ, ăn chơi hay nhâm nhi cùng các loại thức uống khác. Sự gia nhập của nhiều dòng bánh Âu, Á, Nhật cũng khiến thị trường bánh trở nên sôi động hơn, có thể thấy kinh doanh tiệm bánh là mô hình rất tiềm năng.
Cửa hàng bánh ngọt sẽ những đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng đặc biệt là giới trẻ. Một cửa hàng bánh ngọt có không gian thư giãn, thực đơn phong phú, độc đáo, trang trí đẹp mắt và giá cả hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
4. Phân loại nhóm khách hàng
Cửa hàng bánh thì có vô vàn loại bánh khác nhau, do đó trước khi bắt đầu kinh doanh bạn cần phải biết rõ mình sẽ bán loại bánh nào. Để làm được điều đó bạn nên nghiên cứu về thị hiếu khách hàng, sau đó tìm ra đối tượng tiền năng cùng với việc xem xét khả năng vốn của mình.
Nếu đối tượng khách hàng của bạn là giới trẻ thì nên làm các loại bánh nhiều màu sắc, chú ý đến trang trí, decoer hoặc tên lạ tai, ngoài ra bạn có thể bán cùng với đồ uống ngọt như trà sữa,….Nếu đối tượng của bạn cho dân văn phòng hay phụ nữ muốn giảm cần thì nên làm các loại bánh ít đường, ít béo, hạn chế ngũ cốc và kết hợp với bán cà phê.
Một lớp học làm bánh để mở tiệm kinh doanh
5. Đối thủ cạnh tranh
Khi mở tiệm bánh, bạn cần xác định các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của mình, đánh vào các điểm yếu của họ, đẩy điểm mạnh của bạn. Đổi mới thực đơn, sản phẩm mới lạ, độc đáo và thiết kế quán ấn tượng là những cách giúp bạn đánh bật đối thủ cạnh tranh.
6. Chiến lược marketing
Một số chiến lược kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:
- Liên kết với các nhà cung cấp lớn có nguồn nguyên liệu an toàn, ổn định.
- Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng,
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tác phong tốt.
- Luôn đổi mới thực đơn với nhiều món bánh thơm ngon, nhiều hình dạng trang trí ngộ nghĩnh thu hút khách hàng.
Ngoài ra, khi bắt đầu kinh doanh tiệm bánh, bạn cần áp dụng các hình thức quảng cáo như: phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên fanpage facebook, đăng tin trên các website về ăn uống như: địa điểm ăn uống, foody, Lozi,…
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn lên kế hoạch mở tiệm bánh và kinh doanh hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết về kinh nghiệm kinh doanh mở tiệm bánh của Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn