Cách pha màu kem phủ trang trí bánh “chuẩn không cần chỉnh”

Lớp kem phủ bên ngoài cốt bánh chính là một yếu tố làm nên “thần thái” của những chiếc bánh kem. Khi mới bắt đầu làm bánh, Kate đã không ít lần loay hoay để có thể pha màu chuẩn xác để cho phần kem phủ bánh. Chắc chắn đây cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều bạn đang băn khoăn. Nếu bạn là một trong số đó, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Để có một chiếc bánh kem vừa thơm ngon, vừa hấp dẫn lại bắt mắt thì lớp kem phủ bên ngoài là một yếu tố cực kì quan trọng. Một lớp kem phủ với màu sắc hài hòa được phủ đều lên mặt bánh sẽ là nền tảng để chúng ta dễ dàng hơn trong việc trang trí các bước tiếp theo. Và để có được những màu sắc hài hòa đó cho lớp kem phủ của mình thì bạn sẽ phải có những công thức riêng để pha kem trang trí sao cho đạt được màu sắc ưng ý nhất. Trong bài viết này, Kate sẽ giúp bạn phân biệt các loại màu thực phẩm dùng trong làm bánh và tổng hợp lại các công thức pha màu cho kem phủ để bạn có thể dễ dàng ứng dụng nhất có thể. Cùng khám phá nào!

Cách pha màu kem phủ trang trí bánh

Một lớp kem phủ với màu sắc hài hòa làm nên một chiếc bánh kem xinh đẹp (Ảnh: Internet)

Phân loại các loại màu thực phẩm để pha màu:

Dạng nước

Loại màu thực phẩm này luôn có dạng nước, khi sử dụng rất dễ để chúng ta thao tác nhỏ giọt và thường được đựng trong các chai có phần đầu nhỏ. Ưu điểm của loại này là có dạng lỏng nên cực kì dễ trộn vào bột cũng như dễ lên màu, dễ dàng pha nhiều màu lại với nhau để sáng tạo ra các gam màu mới cho phần kem phủ của mình. Không chỉ vậy, nếu màu chưa ưng ý bạn cũng có thể dễ dàng điều chỉnh bằng cách nhỏ từng giọt cho tới khi đạt được màu sắc phù hợp là được và không hề lo bị pha màu quá tay nhé!

các loại màu thực phẩm dạng nước

Với màu thực phẩm dạng nước này, bạn có thể dễ dàng pha được những gam màu pastel cực xinh xắn đó. Một nhược điểm duy nhất là Kate thấy của loại màu này là thường sẽ hơi tốn khi sử dụng so với các loại khác (loại gel hoặc loại bột) vì bạn sẽ phải cho nhiều màu để có thể điều chỉnh độ đậm nhạt.

Dạng gel

Màu thực phẩm ở dạng gel thường đặc sánh, có đặc điểm này là do trong thành phần có chứa thêm syrup ngô hoặc glycerin. Để sử dụng loại màu này, bạn sẽ không thể nhỏ giọt như dạng nước mà phải dùng một que tăm hoặc một cây nhỏ để lấy màu ra rồi sử dụng.

Ưu điểm lớn nhất của loại màu chính là tiết kiệm hơn khá nhiều so với màu nước, một lọ màu thực phẩm dạng gel bạn có thể sử dụng lên tới 5 – 6 tháng. Không chỉ vậy, trong thành phần của loại màu này rất ít nước nên khi thêm vào các loại bánh hay kem phủ bạn sẽ không lo ảnh hưởng đến kết cấu bánh. Loại màu này sẽ cực kì thích hợp nếu được sử dụng để pha các gam màu đậm, đặc biệt đối với các loại bánh nướng, khi dùng màu này sẽ không bị bạc hoặc xuống tone sau khi nướng. Màu thực phẩm dạng gel cực kì phù hợp để pha màu kem, màu fondant để phủ bánh hoặc tạo màu cho bánh kẹo, rau câu,…

Tuy nhiên, cũng chính vì kết cấu đặc sánh của mình mà màu thực phẩm dạng gel tương đối khó lấy và thường không tiện bằng dạng nước. Không chỉ vậy, màu thực phẩm dạng gel sẽ khó khi phải kết hợp với một số loại bột cứng, ngoài ra, để pha đều màu khi sử dụng cũng khá khó khăn và dễ gây ra hiện tượng các hạt màu nhỏ còn lẫn trong bột.

Dạng bột

Loại màu thực phẩm này có dạng bột khô, mịn và không hề có nước trong thành phần. Đây chính là một loại màu lý tưởng khi muốn nhuộm màu trong điều kiện khô. Bột màu thực phẩm thường khá đậm dặc và bắt màu cực kì tốt, tốt nhất trong các loại màu thực phẩm. Ưu điểm lớn nhất của loại màu này so với 2 loại còn lại là có thể thoải mái sử dụng và bảo quản, không lo bị khô lại, cũng vì vậy mà màu bột chính là một phương pháp cực kì tiết kiệm đấy!

màu thực phẩm dạng bột

Tuy nhiên cũng chính vì độ bắt màu “khủng” của loại màu này mà chúng ta cực kì khó để pha được màu có sặc độ như ý. Gần như Kate không sử dụng loại màu này nếu muốn pha các gam màu pastel. Một nhược điểm của màu dạng này nữa là khó kết hợp với nhau để tạo thành gam màu mới được, không chỉ vậy, nếu không cẩn thận, loại màu này sẽ rất dễ bị vón cục, khó tán.

Cách pha màu kem phủ trang trí bánh độc đáo

Công thức này, Kate áp dụng với 1 cup kem phủ (250ml) chưa đánh bông nhé. Trong công thức này, Kate sẽ sử dụng màu thực phẩm dạng nước nhé! Sau khi đánh bông, chúng ta sẽ tiến hành pha màu với tỷ lệ tương ứng trong bảng dưới đây:

Đầu tiên chúng ta sẽ chia màu thực phẩm ra làm 2 phần riêng biệt theo tone màu là màu ấm và màu lạnh:

Tone màu ấm:

SttMàuTỷ lệ pha
1Marshmallow1 cup kem phủ + 1 lần nhúng tăm vào phẩm màu đỏ
2Hồng đào1 cup kem phủ + 1 giọt phẩm màu đỏ
3Kẹo bubblegum1 cup kem phủ + 4 giọt phẩm màu đỏ
4Vàng ngô1 cup kem phủ + 49 giọt phẩm màu vàng
5Vàng chanh1 cup kem phủ + 10 giọt phẩm màu vàng
6Vàng mơ1 cup kem phủ + 2 giọt phẩm màu đỏ + 22 giọt phẩm màu vàng
7Sherbet1 cup kem phủ + 6 giọt phẩm màu đỏ + 8 giọt phẩm màu vàng
8Vỏ quýt1 cup kem phủ + 45 giọt phẩm màu đỏ + 80 giọt phẩm màu vàng

Tone màu lạnh

SttMàuTỷ lệ pha
1Kẹo bông cotton candy1 cup kem phủ + 4 giọt phẩm màu xanh biển
2Cornflower1 cup kem phủ + 12 giọt phẩm màu xanh biển
3Xanh việt quất1 cup kem phủ + 58 giọt phẩm màu xanh biển
4Spearmint1 cup kem phủ + 1 giọt phẩm màu xanh lá + 1 giọt phẩm màu xanh biển
5Pistachio1 cup kem phủ + 1 giọt phẩm màu vàng + 1 giọt phẩm màu xanh lá
6Vỏ chanh xanh1 cup kem phủ + 20 giọt phẩm màu vàng + 10 giọt phẩm màu xanh lá
7Basil1 cup kem phủ + 80 giọt phẩm màu xanh lá + 3 giọt phẩm màu vàng
8Tím Lavender1 cup kem phủ + 3 giọt phẩm màu xanh biển + 4 giọt phẩm màu đỏ
9Cà tím1 cup kem phủ + 50 giọt phẩm màu xanh biển + 110 giọt phẩm màu đỏ

Màu sắc của kem phủ

Màu sắc của kem phủ khi được pha với tỷ lệ trên (Ảnh: Internet)

Trong bài viết này, Kate đã tổng hợp lại những tỷ lệ pha màu kem phủ mà Kate thường sử dụng nhất để làm bánh kem cũng như giúp bạn có thêm kiến thức để phân biệt các loại màu thực phẩm. Hi vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn một loại màu để pha cũng như pha ra những màu sắc bắt mắt nhất cho lớp kem phủ của mình. Chúc bạn thành công và có những chiếc bánh thật hấp dẫn, ngon mắt nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.8 (11 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan