Tên gọi và cách phân biệt các loại bánh Âu

Thế giới bánh Âu rất đa dạng và phong phú với những loại bánh làm từ bột mì và sử dụng cách nướng, bài viết sẽ cung cấp tên gọi chung và sự khác biệt của mỗi loại bánh.

Không như nhiều người vẫn nghĩ các loại bánh được làm từ bột mì và được nướng chín trong lò bắt nguồn từ Pháp, đất nước của bánh mì ngọt. Sự thực chúng đến từ vùng Châu Âu rồi đến Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới, sâu xa hơn là đến từ Ai Cập và Hi Lạp, từ khi người ta phát minh ra lò nướng. Những chiếc bánh Âu này ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì hình thức đẹp, vị ngon và đặc biệt, rất nhanh. Hãy cùng tìm tên gọi và cách phân biệt chúng để dẽ dàng hơn khi muốn gọi món hay theo học làm bánh nào!

Pastry là tên gọi chung của các loại bánh có bột và trứng

Pastry là tên gọi chung cho tất cá các loại bánh có bột,
trứng và chất béo được nướng lên Người làm bánh Âu thường được gọi là Pastry chef.

1. Bánh mì – Bread

Có 2 loại bánh mì:

– Lean yeast bread (Bánh mì thường): ngoài nguyên liệu chính là bột mì và nước, bánh mì thường có hai loại nhỏ đó là có dùng men và không dùng men ủ.

– Rich yeast bread (Bánh mì “ngọt”): ngoài nguyên liệu chính, loại bánh này có thêm đường, chất béo, sữa và bột sữa, nên bánh không chỉ “ngọt” mà còn thơm ngon, hấp dẫn hơn rất nhiều.

Bánh mì Bread

2. Bánh mì nhanh – Quick Bread

– Quick bread khá giống bánh mì ngọt về nguyên liệu bột mì, nước, đường, chất béo, sữa… nhưng chúng thường không qua quá trình lên men mà được dùng chất hóa học tạo nở vì vậy chúng “nhanh” hơn. Và loại bánh này cũng mềm hơn.

– Quick breads gồm những loại bánh có tên gọi như: muffins, loaf bread, scones, coffee cakes.

+ Muffins: là dạng chiếc bánh nhỏ hình chiếc cốc, có thể để trong cốc giấy hoặc không. Muffins có cả vị ngọt và mặn nhưng không ăn kèm với kem (icing/frosting).

+ Scone: dạng bánh hình nón và hình tam giác bẹt.

+ Loaf: bánh có hình khối chữ nhật

+ Coffee cake: bánh làm từ khuôn tròn, chữ nhật, vuông… đây là những loại bánh dùng trong các bữa tiệc trà, tea break.

Bánh mì nhanh quick bread

3. Loại bánh không dùng lò nướng

Những loại bánh sau sử dụng phương pháp rán bằng chất béo để làm chín, bao gồm:

– Doughnuts (donut): bánh ngọt có dạng hình bánh xe tròn, được làm chín từ cách rán trong ngập dầu. Hiện nay chúng ta đã có thêm bánh Donut được nướng để hạn chế dùng dầu mỡ. Để làm bánh hấp dẫn hơn người ta thường trang trí đường, kẹo… lên bề mặt bánh.

– Pancake: bánh rán chảo được làm chín bằng việc quét một lớp dầu/bơ mỏng lên mặt chảo, bánh có hình dáng dẹt và mỏng. Phancake có nhiều loại và thường ăn kèm cùng bơ, maple syrup (siro của cây lá phong), hoa quả tươi và kem tươi.

– Crepe: đây là loại bánh tương tự pancake nhưng tráng mỏng hơn nhiều lần. Crepe thường ăn cùng những loại mứt quả, kem tươi, hoa quả tươi, siro.

– Waffles: tương tự như hai loại trên nhưng wafles có khuôn làm bánh và mỏng hơn, cũng được ăn kèm cùng hoa quả.

– Fritters: bánh thường có vị ngọt, mặn tùy vào nguyên liệu sử dụng, không có một hình dạng cố định, làm chín bằng cách rán ngập dầu.

Bánh không dùng lò nướng

4. Bánh Tart và Pie

– Pie: bánh có vỏ kín chứa nhân bên trong, tất cả gọi chung là vỏ pie. Bột làm vỏ pie được chia 2 phần, 1 phần cán mỏng làm đế sau đó xếp nhân bên trong, rồi phần còn lại thì cán mỏng phủ lên phía trên, gắn kín lại các mép và xiên lỗ để thoát hơi khi nướng.

– Tart: Tart là 1 dạng đặc biệt của bánh pie mà ko cần dùng vỏ bọc kín, nướng hở phần nhân.

Bánh tart pie

Tart và pie đều có đủ hai vị mặn, ngọt.

5. Cake (bánh bông lan/bánh gato)

Tên gọi chung cho những loại bánh ngọt mang hàm lượng chất béo, độ ngọt cao nhất đối với các loại bánh nướng lò. Bánh cake đồi hỏi sự chính xác trong tỉ lệ nguyên liệu. Bánh cake mềm, xốp, nhiều hương vị và nhiều hình dạng,

Bánh cake đơn giản với bột, bơ, trứng, sữa ở Việt Nam có thể gọi là bông làn hoặc gato.

Bánh Cupcake: là một loại bánh dạng nhỏ trong nhiều cách trình bày của cake, thường đựng trong chiếc cup giấy xinh xắn.

Bánh Chiffon, devil food, angel food: đánh bông lòng trắng trứng và lòng đỏ riêng là cách làm mềm của những loại bánh này. Bánh được nướng trong khuôn tube.

+ Chiffon: dùng dầu ăn làm thành phần chất béo trong bánh. Cả lòng trắng và đỏ đều được sử dụng nhưng tách riêng trong quá trình làm.

+ Devil food: bánh có màu đen chocolate, dùng bơ làm chất béo. Là một dạng bánh dùng bơ (butter cake)

+ Angel food: chỉ dùng lòng trắng đánh bông, không có chất béo. Bánh nhẹ và trắng như bông.

+ Pound cake: Bánh có hàm lượng chất béo, đường khá cao, các tỉ lệ nguyên liệu chính đều là 1 pound Anh nên nó cũng trở thành tên gọi của bánh. Bánh thường đặc và xốp hơn, dùng khuôn loaf hay khuôn bundt

+ Cheesecake: bánh kem phômai, thành phần chủ yếu làm bánh là cream cheese. Rất ít bột mì hoặc không dùng.

cake bánh bông lan gato

6. Cookies – bánh quy

Từ cookie mang nghĩa small cake – bánh nhỏ. Coolie thường dùng nguyên liệu giống cake nhưng hình dáng nhỏ và có độ mềm hơn, vị cũng đa dạng hơn.

cookies bánh quy

7. Bánh su kem

Choux là tên của bánh su kem, nó có nguồn gốc từ nước Pháp. Vỏ bánh là một loại pastry rất nổi tiếng. Bánh có ruột rỗng để nhồi kem. Vỏ su kem có thể mang hình dáng khác nhau, chẳng hạn: Eclair, Cream Puff, vv…

Bánh su kem

8. Bánh ngàn lớp – puff pastry

Puff Pastry là tên gọi của bánh ngàn lớp, có khoảng vài trăm lớp lớp bột và bơ xen lẫn nhau trong mỗi chiếc bánh. Sau khi nướng bánh chúng ta sẽ thấy rõ rất nhiều lớp mà có thể tách ra nếu khéo. Bánh Croisant chính là tiêu biêu của dòng Puff Pastry này. Dây cũng chính là đỉnh cao của người làm bánh, đặc biệt là làm bánh handmade.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.9 (15 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan