5 Bài học kinh doanh không phải trường đại học nào cũng dạy bạn

Không thể phủ nhận lượng kiến thức hoàn toàn mới mẻ và chuyên sâu mà trường đại học dạy cho chúng ta, tuy nhiên chỉ khi bước vào thực tế hay bắt đầu khởi nghiệp bạn mới cảm nhận thực tế khác xa những gì được học. Kiến thức là vô hạn, và không phải trường đại học nào cũng dạy bạn 5 bài học kinh doanh xương máu dưới đây. Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) tìm hiểu ngay bên dưới các bạn nhé.

Có những bài học “xương máu”

Có những bài học “xương máu” chỉ khi chạm thực tế bạn mới có được

Bài học thứ nhất: Cách thuê và quản lý nhân lực

Quản lý công việc kinh doanh bánh và vận hành mô hình kinh doanh hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên nếu khởi nghiệp bạn sẽ thấy rằng việc thuê và quản lý nhân lực quan trọng không kém và có đôi phần “nặng nhọc” hơn so với việc quản lý công việc kinh doanh. Nếu như biết cách tuyển dụng đúng người, biết cách tạo động lực và niềm vui đến cho đội ngũ nhân viên bạn sẽ thấy năng suất họ đóng góp cho doanh nghiệp tăng lên đáng kể, điều này giúp mô hình kinh doanh của bạn nhanh chóng phát triển.

Tìm ứng viên đồng hành cùng bạn

Tìm kiếm ứng viên sẵn sàng đồng hành cùng bạn không phải là điều dễ dàng

Bạn cần có cái nhìn tổng quan và đánh giá tốt năng lực của ứng viên đó phù hợp với doanh nghiệp mình hay không: Làm sao để biết người đó có gắn bó dài lâu hay không? Họ có phải là tuýp người dám nghĩ dám làm? Hay chỉ cần nhìn thái độ bạn có thể nhanh chóng định hình họ có thể đảm nhận được vai trò gì trong doanh nghiệp? Tất cả những điều này chỉ thật sự được rèn giũa khi bạn bắt tay vào công thực tế hay khởi nghiệp kinh doanh.

Bài học thứ 2: Cách thức gọi và huy động vốn đầu tư

Biết nắm bắt cơ hội

Biết nắm bắt cơ hội là yếu tố giúp bạn có thêm nguồn vốn trợ lực để khởi nghiệp

Bạn từng được học và am hiểu kiến thức về phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu tại trường đại học? Tuy nhiên điều này lại không giúp bạn thu hút được các nhà đầu tư, chúng sẽ trở nên hữu ích với bạn trong tương lai. Ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp với nghề bánh, yếu tố giúp bạn kêu gọi được vốn đầu tư lại nằm ở nghệ thuật trình bày ý tưởng kinh doanh một cách mạch lạc và hấp dẫn nhất.

Bài học thứ 3: Cách quản trị tinh thần và cảm xúc bản thân

Kiểm soát thái độ cảm xúc

Kiểm soát thái độ và cảm xúc bản thân đòi hỏi bạn cần có sự can đảm

Phương pháp quản trị tinh thần và cảm xúc bản thân là chủ đề ít được nhắc tới trong các bài học kinh doanh. Tuy nhiên đây lại là vấn đề rất quan trọng và cần thiết nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân, nhất là trong giai đoạn khởi nghiệp, thứ bạn nhận được là sự từ chối nhiều hơn là vui mừng. Nó đòi hỏi ở người doanh nhân sự can đảm, niềm tin, độ gan lỳ và nhất là cần bình tĩnh để giải quyết mọi việc.

Bài học thứ 4: Phân tích thị trường và thị hiếu khách hàng

Bắt tay vào thử nghiệm

Bắt tay vào thử nghiệm là cách nhanh nhất giúp bạn nắm bắt thị trường kinh doanh

Trường đại học sẽ dạy bạn làm thế nào để phân tích xu hướng thị trường và thị hiếu khách hàng với kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế bạn sẽ thấy chúng chẳng hề dễ dàng chút nào và điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hụt hẫng khi ở trong giai đoạn đầu khởi nghiệp kinh doanh. Ví dụ như kinh doanh một tiệm bánh, bạn sẽ khó có thể ứng dụng cách phân tích thị trường, xu hướng mới hay đâu là sản phẩm giúp bạn thành công nếu chưa đi vào thử nghiệm. Không chỉ quan tâm đến việc phân tích thị trường mà bạn còn cần chú ý đến hàng loạt yếu tố về: đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đâu là xu hướng mới được nhiều người quan tâm, làm thế nào để thu hút khách hàng?

Bài học thứ 5: Vững tay nghề – Sản phẩm chất lượng

Có thể bạn cho rằng việc vững tay nghề hay có được những sản phẩm chất lượng hoàn toàn có thể bỏ tiền ra để thuê nhân công như những kiến thức đã được học. Thế nhưng, chỉ khi đi vào khởi nghiệp bạn mới hiểu được có tay nghề vững còn quan trọng hơn rất nhiều yếu tố khác như tiền bạc hay thời gian, nhân lực.

Nắm vững chuyên môn

Nắm vững chuyên môn và sản phẩm là con đường nhanh nhất để đi đến thành công

Khi kinh doanh một tiệm bánh, ngay từ khi mới bắt đầu bạn chính là người cần nắm vững tay nghề để tự tay tạo ra các sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn khách hàng, tạo ra bí quyết làm món bánh ngon với hương vị đặc trưng… Hay đơn giản hãy nắm vững chuyên môn và có tay nghề để dễ dàng quản lý nhân sự, quản lý công việc kinh doanh một cách tốt nhất. Không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề và tìm tòi ra sản phẩm mới sẽ giúp bạn tiến đến thành công và trở thành doanh nhân như mong muốn.

Trên đây là 5 bài học kinh doanh “xương máu” cho bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh bánh, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được ý tưởng và biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Chúc bạn thành công với đam mê và lựa chọn của mình!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4 (18 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan