Trở thành một trong những xu hướng ẩm thực mới, gluten free đang nhận được sự quan tâm của không ít người. Đặc biệt là đối với ngành bánh, gluten free lại càng là xu hướng mà các đầu bếp bánh cần phải nắm bắt. Vậy bạn đã biết tới khái niệm gluten free chưa? Gluten free là gì, và đâu là những điều cần lưu ý về chế độ ăn này? Cùng daylambanh.edu.vn khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Gluten free không chỉ đơn thuần là một xu hướng ẩm thực mà đã lan rộng ra cả lĩnh vực mỹ phẩm và nguyên liệu tạo kiểu tóc. Chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe về việc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn của một vài người xung quanh. Nhưng tại sao lại cần phải loại bỏ? Gluten có hại cho sức khỏe? Hay không tốt cho sự phát triển của cơ thể? Bạn có phải là người cần phải áp dụng chế độ ăn gluten free không? Nếu cũng đang có những câu hỏi thắc mắc tương tự, đừng bỏ qua bài viết này của Kate về gluten free!
Gluten free – xu hướng ẩm thực mới mà các đầu bếp bánh nên biết
(Ảnh: Internet)
Trước tiên để hiểu được gluten free là gì, chúng ta sẽ cũng giải mã về gluten:
Gluten là một loại protein được kết hợp bởi hai loại protein riêng biệt là glutenin và gliadin, chúng được tìm thấy trong các loại lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, mì căn (nguyên liệu dùng để thay thế thịt trong các món ăn chay), tiểu hắc mạch và vác loại phụ gia xuất hiện trong các sản phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, nước dùng, kem,… Thực chất, các loại thực phẩm có chứa gluten không hề gây hại cho người ăn, không chỉ vậy mà thậm chí còn giúp loại bỏ rất nhiều loại dị ứng khác. Tuy nhiên đó là với những người không mắc phải căn bệnh mẫn cảm với gluten (gọi là celiac). Đối với những người mắc bệnh celiac – một loại bệnh đường ruột thì gluten được xem như một “kẻ thù” vì gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến căn bệnh ung thư đường ruột vô cùng nguy hiểm.
Gluten free là gì?
Khái niệm gluten free hiện nay xuất hiện chính là do những người mắc bệnh celiac không dung nạp được gluten, căn bệnh này lại không thể chữa được và nguy cơ dẫn đến tử vong. Cách duy nhất để phòng bệnh là tránh tất cả thức ăn có chứa gluten trong thành phần. Chính vì thế, có thể hiểu một cách đơn giản gluten free là nói “không” với gluten. Ban đầu, đây chỉ là khái niệm áp dụng cho thực phẩm nhưng sau này, đã lan sang cả các lĩnh vực mỹ phẩm, xà phòng hay thuốc tạo kiểu.
Thực chất, khi lựa chọn thực phẩm được đóng mác gluten free bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bởi khi không có gluten để tạo dẻo, người ta có thể sử dụng nhiều đường và chất béo hơn để không làm ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm. Thế nhưng việc này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải hấp thu nhiều calo hơn khá nhiều so với bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem kĩ bao bì vì có những thực phẩm “giấu” gluten ví dụ như malt (được làm từ lúa mạch) hoặc protein thủy phân (thường chứa lúa mì) hay yến mạch không chứa gluten nhưng lại làm gia tăng các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy với những người mẫn cảm với gluten. Gluten cũng có thể xuất hiện trong một số sản phẩm khác như một số loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng, các loại vitamin, son hoặc bột nặng (dành cho trẻ em).
Một số loại thực phẩm gluten free có lợi cho người mắc bênh celiac có thể kể đến như ngũ cốc, gạo nâu, kiều mạch, hạt kê, rau dền hay quinoa,… Không chỉ vậy, đây còn là những thực phẩm chứa rất nhiều vitamin B, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các loại trái cây, đậu, rau, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng là gluten free tốt cho sức khỏe.
Một số loại bột không chứa gluten
(Ảnh: Internet)
Thực chất, chế độ ăn gluten free chỉ cần thiết được áp dụng với những người mắc bệnh celiac, đối với những người không mắc căn bệnh này, việc thực hiện chế độ ăn này không hề mang lại bất kì lợi ích nào đối với sức khỏe và cơ thể, thậm chí còn làm mất đi một nguồn cung cấp vitamin B dồi dào.
Về chế độ ăn gluten free – các loại thực phẩm cần tránh:
Ngoài các loại thực phẩm có chứa gluten như bột mì, lúa mạch, tiểu hắc mạch, lúa mạch đen thì gluten còn được thêm vào quá trình sản xuất một số loại thực phẩm nhất định. Vì thế, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn gluten free thì cần cân nhắc một số loại thực phẩm dưới đây:
Nói “không” với bánh mì: Đây có lẽ là điều khó khăn nhất trong chế độ ăn gluten free vì bánh mì là một trong những thực phẩm phổ biến, tiện lợi và hương vị thơm ngon. Thế nhưng bạn cần phải kiêng hầu như tất cả các loại bánh mì như bánh mì màu trắng, bánh mì có vân, bánh mì lúa mì, bánh mì lúa mạch đen, ngay cả bánh mì tròn, bánh nướng xốp, bánh sừng bò, pizza hay humburger. Bạn có thể lựa chọn các loại bánh mì không chứa gluten được bán ở nhiều cửa hàng cũng như siêu thị lớn, đây là những loại bánh mì được làm với bột khoai tây thay vì bột mì hoặc các loại bột làm từ lúa mì.
Hãy nói “không” với bánh mì
Có lẽ là bước khó khăn nhất cho một chế độ ăn không có gluten, như bạn đã biết, là nói không với bánh mì. Bao gồm cả bánh mì màu trắng, lúa mì, bánh mì có vân và lúa mạch đen. Ngoài ra bạn cần giới hạn cả bánh mì tròn, bánh nướng xốp, bánh sừng bò, bánh hamburger, bánh nướng. Vâng, ngay cả pizza. Nhưng đừng tuyệt vọng nhé! Có những lựa chọn thay thế cho bạn đấy.
Bánh mì – thực phẩm cần tránh khi thực hiện chế độ gluten free
(Ảnh: Intetnet)
Cẩn thận với đồ chay
Như đã nói, mì căn là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng gluten khá lớn, ngoài ra gluten còn được sử dụng khác nhiều trong các thực phẩm chay. Chính vì vậy, khi thưởng thức đồ chay, bạn đừng quên hỏi phục vụ về các thành phần của sản phẩm, hay khi tự làm đồ chay ở nhà thì hãy xem kỹ bao bì, thay thế mì căn bằng các loại rau củ cũng như đậu hũ.
Chọn loại mì Ý (Pasta) phù hợp
Đa phần các loại pasta trên thị trường dù là với hình dạng hay tên gọi gì thì hầu như đều được làm từ lúa mì. Chính vì thế, nếu bạn muốn thưởng thức món mì Ý thì cẩn phải tránh các loại mì spaghetti, mì ống hay mì hình vỏ sò, xoắn ốc,… thay vào đó, bạn có thể tìm mua các loại mì ống được làm từ gạo, ngô hoặc quinoa (hạt diêm mạch).
Không ăn hầu hết các loại bánh quy và bánh ngọt
Hầu hết các loại bánh quy trên thị trường đều có thành phần chính là lúa mì, chính vì vậy, việc có chứa gluten là điều không thể tránh khỏi. Thực hiện chế độ ăn gluten free cũng có nghĩa là bạn cần phải tạm biệt với các loại bánh quy truyền thống, nếu bạn hảo ngọt và thèm ăn các loại bánh, có thể thay thế với bánh gạo, bỏng ngô hoặc các loại kẹo ngọt như marshmallow, kẹo dẻo hoặc kẹo cứng.
Cẩn thận với các món tẩm bột
Tốt nhất là bạn nên tránh hết mức có thể các món có lớp bột được tẩm bên ngoài. Hầu hết các loại bột tẩm để tạo độ giòn đều được làm từ bột mì.
Dừng ngay việc uống bia nếu bạn đang thực hiện chế độ gluten free
Gần như các loại bia đều được làm từ lúa mạch, chỉ một số rất ít không chứa gluten nên để đảm bảo an toàn, bạn tốt nhất nên dừng hẳn việc uống bia hoặc nhờ chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra về loại bia mà bạn muốn sử dụng. Bạn có thể thay thế bia bằng một loại thức uống có cồn khác như rượu vang với một lượng vừa phải.
Không thể phủ nhận rằng để thực hiện chế độ ăn gluten free không phải là chuyện dễ dàng, vì bạn phải bỏ qua những món ăn quen thuộc hàng ngày. Không chỉ vậy, đối với những người mắc bênh celiac, cần phải duy trì chế độ ăn này mãi mãi nếu không muốn gặp rắc rối về sức khỏe.
Trên đây là một số kiến thức về nguyên liệu gluten free mà Kate tìm hiểu được qua các bài viết trên internet cũng như quá trình thực tế. Với những chia sẻ này, hi vọng bạn có thể có thêm một cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về gluten free là gì cũng như chế độ ăn gluten free. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Kate để tìm hiểu thêm về các xu hướng ẩm thực mới nhé!
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn