Whole grain là gì? Những điều cần biết về giá trị của whole grain

Trong các chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân hay ăn kiêng thì Whole grain là một khái niệm được nhắc đến thường xuyên. Whole grain là gì? Công dụng của loại thực phẩm này như thế nào? Tại sao nhiều người thường xuyên sử dụng Whole grain trong bữa ăn của mình? Hãy cũng Dạy Làm bánh Á Âu (DLBAAu) tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Whole grain được biết đến từ thời xa xưa và được xem là một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Whole grain có giá trị dinh dưỡng cao nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến điều này. Khi ăn Whole grain từ 3 bữa trở lên trong một ngày, bạn có thể giảm được đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch và bệnh tiểu đường. Vậy Whole grain là gì? Cùng chuyên mục Nguyên liệu làm bánh khám phá ngay bạn nhé!

whole grain là gì

Whole grain là gì? (Ảnh: Internet)

Whole Grain Là Gì? Cấu tạo của Whole grain

Hiểu một cách đơn giản nhất, Whole grain chính là ngũ cốc nguyên hạt hay còn được gọi là ngũ cốc nguyên cám hoặc ngũ cốc toàn phần. Những loại ngũ cốc này chỉ loại bỏ lớp trấu bên ngoài nên sẽ giữ lại hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong từng loại hạt ngũ cốc mà những loại hạt sơ chế khác không thể nào có được.

Whole grain có cấu tạo gồm 3 phần chính là cám, nội nhũ và phôi. Mỗi phần của Whole grain đều có giá trị riêng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Cám: Lớp vỏ bao quanh hạt ngũ cốc chính là cám, chúng có nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người.
  • Nội nhũ: Là thành phần chính của hạt ngũ cốc, chứa nhiều tinh bột, khoáng chất, protein và một số loại vitamin khác.
  • Phôi: Phần lõi trong cùng của hạt ngũ cốc chính là phôi. Phôi là thành phần giàu chất dinh dưỡng nhất trong hạt với các vitamin B1, E, D1, B5… cùng hợp chất chống oxy hóa và các chất béo có lợi cho người sử dụng.

Như vật có thể thấy Whole grain là loại hạt cực kỳ tốt cho sức khỏe vá là thực phẩm cần thiết đối với con người.

Phân loại Whole Grain

Whole grain được phân thành nhiều chủng loại khác nhau, bao gồm:

  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ…
  • Lúa mì nghiền thô, kiều mạch, lúa mạch và lúa mạch đen nguyên hạt.
  • Cách loại bắp: bắp rang, bắp nguyên hạt…
  • Hạt kê, yến mạch nguyên hạt, vững đen, hạt Quinoa

hạt kê

Hạt kê là một trong những loại hạt thuộc Whole grain (Ảnh: Internet)

Những công dụng của Whole Grain mà bạn nên biết

Vì Whole grain chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người dùng phòng tránh bệnh ung thư, tim mạch và đường ruột rất tốt. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ tiêu hóa: Whole grain giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, loại thực phẩm này rất thích hợp với người đang trong thời gian ăn kiêng hoặc giảm cân vì Whole grain làm giảm quá trình hấp thụ tinh bột, giảm cảm giác thèm ăn.

Phòng chống bệnh tim mạch: Người sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho các loại ngũ cốc thông thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thấp hơn những người khác. Chất xơ tan và các loại beta glucan trong Whole grain giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả, mang lại hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giảm khả năng mắc bệnh ung thư: Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt và còn làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư nguy hiểm.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, Whole grain cực kỳ có ích và tốt cho thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật và là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh hơn.

ngũ cốc nguyên hạt

Ăn ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cở thể khỏe mạnh hơn (Ảnh: Internet)

Hướng dẫn kết hợp Whole grain vào bữa ăn hằng ngày tốt cho sức khỏe

Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên thay gạo trắng bằng wild rice, gạo Indian hoặc gạo lứt Hàn Quốc để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể và cũng dễ ăn hơn. Trong bữa sáng, ăn cereal whole grains có chất cám (bran flakes) hoặc oatmeal sẽ vừa giảm cholesterol vừa có nhiều chất sợi chống ung thư ruột. Riêng đối với những bạn thích ăn bánh mì thì nên hạn chế ăn bánh mì nướng mà nên chọn ăn những loại được làm từ whole grains hoặc bánh mì ngọt có chứa chất cám bran muffins.

Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể kết hợp với các món súp, salad hoặc món hầm để các món ăn thêm bổ dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn thêm vụn bánh mì whole grains hoặc gạo lứt thay cho thịt bằm hay dùng yến mạch thay cho vụn bánh mì cũng được.

Những loại ngũ cốc đã qua sơ chế mà chúng ta đang sử dụng luôn tìm ẩn các nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm về tim mach, huyết áp và tiểu đường, vì vậy, bạn hãy cố gắng thay đổi thói quen, sử dụng whole grain để thay thế. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được whole grain là gì , ngũ cốc nguyên hạt gồm những loại nào cũng như giá trị của loại thực phẩm dinh dưỡng này và có thêm kiến thức để giúp cuộc sống của mình trở nên lành mạnh hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.1 (16 bình chọn)

Tác giả: Trần Anh Nam

Chào các bạn tôi là Abbey Nam là một thợ làm bánh đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. Hiện tại, tôi đang làm việc tại Caravelle Hotel, công việc chính là theo dõi bao gồm ra thực đơn bánh và các món tráng miệng ở đây. Ngoài giờ làm việc, tôi hay viết blog cá nhân và hợp tác với website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ cho những bạn đang yêu thích làm ra những chiếc bánh ngọt hấp dẫn. Với kinh nghiệm 3.5 năm kinh nghiệm làm bánh và 2 năm không ngừng sáng tạo ra những công thức làm bánh mới thì mình hoàn toàn tự tin rằng những công thức làm bánh mà tôi đưa ra và những nhận định hoàn toàn chính xác trên 90%. 

Bài viết liên quan