Kem tươi là thành phần chính của nhiều món bánh thơm ngon, do đó trong chuỗi bài về kiến thức làm bánh hôm nay, kate sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại kem tươi cũng như cách đánh kem tươi trang trí bánh kem, bánh gato sinh nhật đúng chuẩn nhất.
1. Kem tươi là gì? Phân biệt các loại kem tươi trang trí bánh
Kem tươi ( whipping cream) được tạo ra từ việc tách lớp trên cùng của sữa chưa qua quá trình đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao hơn sữa. Việc phân biệt các loại kem phụ thuộc vào hàm lượng chất béo, trong đó hàm lượng chất béo càng cao thì kem càng dễ được đánh bông (whipped).
Theo cách phân biệt ở Mỹ, người ta chia kem tươi ra thành 4 loại gồm:
1. Half and half (10.5–18% chất béo): loại kem này là kết hợp của một nửa sữa (whole milk) và một nửa kem. Vì hàm lượng chất béo thấp loại kem này không thể đánh bông được và chúng thường chỉ dùng trong pha chế đồ uống.
2. Light cream (18–30% chất béo) – kem loãng: còn có tên khác là coffee cream: kem pha cà phê. Loại kem này có hàm lượng chất béo cao hơn một chút so với Half and half và có thể được đánh bông được với loại có 30% chất béo. Vì sản phầm đánh bông kem loãng không được ổn định nên loại kem này cũng chỉ dùng chủ yếu trong pha chế đồ uống.
3. Light Whipping cream (30–36% chất béo): có thể được đánh bông, tuy nhiên sản phầm không ổn định, tức là khó tạo hình và không giữ phom. Do đó chúng rất thích hợp dùng làm các loại sốt trong nấu ăn hay làm bánh.
4. Heavy cream or heavy whipping cream (36% chất béo hoặc hơn): loại này được dùng phổ biến nhất hiện nay trong làm bánh. Hàm lượng chất béo khá cao nên có thể đánh bông nhanh và giữ phom ổn định.
Heavy cream là loại thường dùng trong làm bánh
Bên cạnh đó còn có 2 loại kem thường thấy là Sour cream (12 đến 16% chất béo) – kem chua và Double cream (48% chất béo) nhưng không được dùng phổ biến trong làm bánh.
2. Cách đánh bông kem tươi trang trí bánh (heavy cream/ heavy whipping cream)
Kem tươi thường ở dạng long nhưng khi được đánh bông đúng cách kem tươi sẽ chuyển thành dạng bông mịn mượt, được sử dụng khá phổ biến trong việc trang trí bánh kem, bánh gato sinh nhật như bắt bông kem hay phủ ngoài bánh.
Cách đánh bông mềm: gần giống như cách đánh bông lòng trắng trứng, kem tươi phải được đánh tạo bọt sau đó cho từ từ đường bột vào đánh ở tốc độ cao đến khi kem bông đặc mịn, tăng thể tích lên gấp 2-3 lần và bột khí nhỏ li ti. Khi đánh kem tạo vân, thấy nặng tay, nhấc ngược que kem đánh kem thấy tạo chóp nhưng mềm là đạt.
Cách đánh bông cứng: cách đánh bông cứng là khi kem không nhìn thấy bọt khí, hỗn hợp kem đặc, mịn và mượt, khi đánh tạo vân rõ nét. Nhấc ngược que đánh kem tươi tạo chóp thẳng đứng và không rơi xuống. Cách thử tốt nhất để xem kem đạt đến bông cứng hay chưa là dốc ngược bát xuống, nếu kem không chảy và đổ ra ngoài là đạt.
Kem bông cứng kem đặc, tạo chóp, không chảy
Kem tươi sau khi đánh đến bông cứng nếu vẫn tiếp tục đánh kem sẽ chuyển từ mịn sang loãng, lộp xộp và tách nước. Lúc này kem không thể bắt kem và trang trí bánh kem, bánh gato không được bóng đẹp. Do đó bạn nên chú ý ở khâu đánh kem sao cho vừa đạt, tránh đánh quá tay nhé!
3. Bảo quản kem tươi
Kem tươi sau khi đánh phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ nên ăn trong một ngày. Mặc dù để qua ngày hôm sau vẫn ăn được nhưng kem không ngon như lúc mới đánh xong. Đối với các loại bánh cần trang trí kem tươi, bạn nên làm cốt bánh trước, bảo quản trong ngân đông rồi khi cần dùng mới đánh kem tươi lên để dùng.
Hy vọng những kiến thức về kem tươi và cách đánh kem tươi trang trí bánh kem, bánh gato sinh nhật mà kate chia sẻ sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình làm bánh và làm kem tươi trang trí bánh đẹp, hương vị thơm ngon nhất.
Bạn có thể tham khảo khóa học làm bánh kem để được học một cách chi tiết và bài bản nhất về bánh kem với những bí quyết, cách làm bánh kem ngon đến từ những chuyên gia làm bánh hàng đâu.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn