Cách bảo quản nguyên liệu làm bánh tốt nhất

Bảo quản nguyên liệu làm bánh là khâu rất quan trọng bởi khí hậu nhiệt đới ở nước ta rất dễ khiến các nguyên liệu làm bánh bị ẩm mốc hư hỏng. Dưới đây là các cách bảo quản nguyên liệu làm bánh tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu khô

Đối với các nguyên liệu khô như bột: bột mì, bột gạo, bột năng,…hay men nở bạn cần phải giữ cho các nguyên liệu này được khô ráo hoàn toàn, không để gần các nguồn nước và nơi ẩm thấp. Bảo quản trong hũ nhựa, chai lọ hay hay chai thủy tinh đóng kín, cũng nên thường xuyên kiểm tra xem nguyên liệu có gặp phải vấn đề gì không rồi mới sử dụng.

Bảo quản bột ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản bột ở nơi khô ráo, thoáng mát

Nếu các loại bột mì không được bảo quản tốt sẽ có mối mọt, cách xử lý là đem ra đổ trên một tờ báo rồi phơi ở nơi có ánh nắng cho mọt bỏ đi hết sau đó đem vào rây mịn lại và dùng bình thường.

Với các loại bột ít dùng như bột tartar, bột nổi, bột soda… bạn có thể cho vào bịch nylon nhỏ và buộc kín lại. Ngoài ra bạn cũng nên dán giấy ghi chú từng loại để tránh nhầm lẫn giữa các loại bột này.

Men bánh mỳ (yeast)

Đối với men bánh mỳ, tốt nhất nên để men chỗ mát mẻ khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu bạn ít dùng men hãy mua loại men được đóng từng gói nhỏ khoảng 15g để dùng trong một lần, nếu dùng hết thì mới đi mua tiếp. Nếu nhu cầu cao hơn thì nên giữ men trong những lọ thủy tinh cólót một miếng giấy ăn sạch lên miệng lọ rồi đậy nắp kín lại.

Bảo quản men tốt giúp làm bánh mì ngon hơn
Bảo quản men tốt giúp làm bánh mì ngon hơn

Đường, bơ, phô mai

Đường thì bạn nên cho vào lọ nhựa hoặc chai thủy tinh sau đó đóng kín nắp lại là bảo quản tốt nhất.
Đối với bơ, nếu bạn mua bơ nhiều để dùng dần thì nên bỏ bơ vào bao nilon buộc kín hoặc hộp nhựa đóng kín sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn cũng có thể bỏ lên ngăn đá khi nào dùng chỉ cần lấy ra rã đông là có thể sử dụng bình thường được.

Creamcheese khi dùng bạn nên cắt bằng dao hay muỗng sạch rồi bọc kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Trứng

Bạn nên mua trứng ở những cửa hàng hay của những nhà sản xuất đáng tin cậy để sử dụng ngay, nếu để lâu thì phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Các loại kem, sữa

Kem tươi whipping cream hay heavy whipping cream bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Trước khi đánh thì bỏ lên ngăn đá khoảng vài phút để đạt đủ độ lạnh, giúp bạn đánh nhanh bông hơn.

Kem tươi topping là loại chuyên dùng để trang trí bánh kem, loại kem whipping cần được bảo quản trong ngắn đá, trước khi dùng rã đông ở ngăn mát cho chảy thành nước sau đó mới cho ra tô để đánh bông lên.

Với sữa tươi, nếu như bạn mua sữa hộp 1 lít hay nhiều hơn sẽ lợi về mặt kinh tế tuy nhiên sau khi mở nên dùng ngay trong vòng 1 tuần và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Hy vọng những cách bảo quản nguyên liệu làm bánh trên của https://daylambanh.edu.vn sẽ giúp bạn bảo quản nguyên liệu tốt nhất, làm bánh ngon hơn và nhanh chóng trở thành một thợ làm bánh chuyên nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.91 (14 bình chọn)

Tác giả: BAKER THANH TUYỀN

Tên thật: Lê Thị Thanh Tuyền nhưng mọi người thích gọi là Baker Thanh Tuyền là một thợ làm bánh và đang là nhân viên tại tòa nhà Landmark 81 của Tp Hồ Chí Minh. Với niềm đam mê là du lịch và làm bánh. Cô có 4 năm kinh nghiệm trong ngành bếp bánh, thường xuyên được những nhà hàng, khách sạn lớn như Majetic hotel, Bitexco, Time Square mời về làm cố vấn món bánh tráng miệng cho thực đơn. Hiện tại, cô là cộng tác viên chính chuyên cung cấp nội dụng cho daylambanh.edu.vn - một trường dạy làm bánh chuyên nghiệp. Thanh Tuyền cung cấp cho website những nội dung, công thức làm bánh mới lạ và hấp dẫn bạn có thể cảm nhận được sự tâm huyết của cô gái này dành cho những công thức mà cô ấy tạo ra.

Bài viết liên quan