Cách Làm Bánh Màu Tím Vô Cực An Toàn

PANTONE 18-3838 Ultra Violet sẽ trở thành tông màu chủ đạo trong năm 2018 của pantone mới công bố. Theo đó xu hướng màu sắc của năm sẽ chiếm lĩnh toàn bộ những thiết kế chủ đạo về thời trang, nội thất, ẩm thực… Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) sẽ chia sẻ với các bạn cách làm bánh màu tím vô cực an toàn.

cach lam banh mau tim

Khi màu tím “lên ngôi” và trở thành xu hướng hot cho những chiếc bánh ngọt

Ultra Violet là màu sắc gắn liền với lịch sử độc đáo và sự sáng tạo cùng với tư duy thịnh vượng, sự hấp dẫn và quyến rũ cũng như huyền diệu. Ultra Violet như một gam màu gợi ý cho sự bí ẩn của vũ trụ, của bầu trời đêm rộng lớn và vô hạn. Đồng thời gam màu này cũng được xem là cách để truyền cảm hứng cho sự đột phá hoàn toàn mới, những bí ẩn của sự đối nghịch hòa quyện cùng sự cảm hứng của sáng tạo nghệ thuật.

Ultra Violet cũng có ý nghĩa là tia cực tím – loại tia sáng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cũng chính vì vậy mà loại màu sắc đầy mê hoặc và bí ẩn này đã nhanh chóng được nhiều người đón nhận. Không chỉ nghiêng về các lĩnh vực như thời trang, nội thất… mà dự đoán xu hướng gam màu này còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho những nhà ẩm thực. Những chiếc bánh màu tím vô cực an toàn và cách pha màu tím bằng thực phẩm tự nhiên trong làm bánh tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo.

Làm thế nào để tạo nên xu hướng “tím vô cực” cho những chiếc bánh ngọt?

Để tạo thêm màu tím bắt mắt cho những chiếc bánh, thông thường người ta sẽ sử dụng màu thực phẩm với liều lượng khác nhau. Loại màu thực phẩm này bạn có thể dễ dàng điều chỉnh liều lượng để tạo gam màu với độ đậm – nhạt linh hoạt. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại màu thực phẩm cho bạn lựa chọn với nguồn gốc, xuất xứ khác nhau.

thực phẩm dùng để lấy màu tự nhiên

Những loại thực phẩm dùng để lấy màu tự nhiên (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, để đảm bảo vấn đề an toàn và tiết kiệm chi phí khi làm bánh bạn có thể tự tay tạo ra màu sắc từ những loại thực phẩm tự nhiên có sẵn trong nhà. Chúng ta có thể tạo được những màu sắc cơ bản như:

  • Màu đỏ: Lấy từ những loại thực phẩm như gấc, củ cải đường, bột củ cái, nước ép mâm xôi, nước ép lựụ, nước ép củ dền.
  • Màu cam: Cà rốt, ớt cựa gà,…
  • Màu vàng: nghệ, nhụy hoa nghệ tây…
  • Màu xanh lá cây: lá dứa, bột trà xanh…
  • Màu xanh da trời: hoa đậu xanh, nước ép bắp cải tím…
  • Màu nâu: bột ca cao, cà phê sữa, quế…
  • Màu đen: tinh than tre, lá gai…

Với những gam màu cơ bản này chúng ta có thể dùng kỹ thuật pha chế màu sắc để tạo ra các gam màu còn lại. Màu sắc từ thực phẩm có thể được dùng ở dạng nước hay dạng bột được.

Cách làm màu tím vô cực tự nhiên từ thực phẩm

Màu tự nhiên thường được chế biến bằng cách thực hiện xay nhỏ rau củ rồi ép lấy phần nước, cô đặc qua cách sử dụng nhiệt độ đun sôi phần nước đã ép. Để làm được loại màu thực phẩm từ rau củ ở dạng bột thì lấy phần bã đã ép nước sấy khô rồi tán thành bột. Cách này thường được sử dụng chung cho công thức chế biến màu tự nhiên từ thực phẩm an toàn, tuy nhiên cũng có một số loại thực phẩm được chế biến với công đoạn khác bạn có thể tham khảo để làm đúng cách hơn nhé.

Vì hôm nay chúng ta học cách tạo màu tím từ thực phẩm tự nhiên có sẵn nên mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm này. Để có được màu tím các bạn có thể sử dụng một số gam màu lấy từ thực phẩm như: bắp cải tím, lá cẩm, việt quất, thanh long ruột đỏ, bột khoai lang, nho tím… Những loại thực phẩm này đều sẽ cho ra loại nước ép có màu tím với độ đậm nhạt khác nhau.

Cách lấy màu tím từ lá cẩm

lay mau tim tu la cam

Lá cẩm là loại lá dùng để lấy màu tím ưa chuộng nhất(Ảnh: Internet)

Lá cẩm thường được nhắc đến khá nhiều trong công thức cần đến màu tím, loại lá này có thể tạo ra màu tím đậm rất đẹp mắt và thường không có mùi. Màu tím lấy từ lá cẩm có thể được dùng trong nấy xôi hay làm các loại bánh đặc biệt là màu lá cẩm ở dạng nước.

Để làm lá cẩm chúng ta thực hiện làm sạch lá cẩm, cắt ngắn thành những đoạn khác nhau, cho vào nồi đun với nước. Khi nước sôi thì giảm lửa để liu riu, lá cẩm là màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin nên chúng ta không đun ở lửa quá lớn sẽ làm cho nước cạn nhanh và xuất hiện hiện tượng caramen hóa và làm giảm màu sắc tươi của lá cẩm. Khi nước lá cẩm dần cạn, chúng ta chắt lấy phần nước. Phần bã nên thực hiện vắt kiệt nước rồi hãy bỏ đi nhé.

Cách lấy màu tím từ thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ cũng nằm trong danh sách thực phẩm lấy màu tím (Ảnh: Internet)

Màu thanh long ruột đỏ có thể dùng được với gam màu tím khá nhẹ nhàng. Với thanh long ruột đỏ bạn có thể thực hiện cắt thành những miếng nhỏ rồi xay thành nước, hoặc ép nước thanh long trực tiếp (tuy nhiên phần nước cốt khá nhớt và khó lọc).

Để làm được màu từ thanh long bạn nên mua những quả đã chín hẳn, bóc hết vỏ rồi cho vào túi đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn đá. Trước khi thực hiện pha màu để làm bánh bạn nên cho nước thanh long lên vợt thưa hoặc qua rây để lọc qua nước, lấy phần nước lọc được bên dưới để sử dụng.

Cách lấy màu tím từ khoai lang

lay mau tim tu khoai lang

Khoai lang tím được cho ra màu khá bắt mắt (Ảnh: Internet)

Khoai lang tím thường được hấp chín và xay nhuyễn cùng với một chút nước, lọc qua rây cho mịn. Khoai lang tím cho ra màu khá đẹp và thơm, nhưng cần sử dụng đậm đặc hơn gấp 3 – 4 lần để có được gam màu đẹp mắt nhất.

Màu lấy từ khoai lang tím khá đẹp mắt, tuy nhiên bạn nên sử dụng ngay để màu giữ được sự tự nhiên. Ngoài ra màu tím còn được lấy từ bột khoai lang cũng khá tốt và giữ được màu đẹp, bạn có thể sử dụng loại bột màu khoai lang trong làm bánh nhé.

Cách tạo màu tím từ thực phẩm ở dạng bột

Sau khi đã có được những loại lá, củ, quả chúng ta sẽ đem cắt nhỏ và phơi khô để xay nhuyễn thành bột. Phần bột này chúng ta có thể bảo quản trong hũ kín và sử dụng dần. Ở dạng bột thì màu sẽ được bảo quản và sử dụng lâu hơn so với màu ở dạng nước. Màu thực phẩm lấy màu dạng bột chúng ta có thể tiết kiệm thời gian để làm bằng cách cho vào lò vi sóng để nhiệt độ 100 – 110 độ C trong 10 phút để lá khô đi và thực hiện xay nhuyễn tán bột.

Ưu điểm và nhược điểm của màu lấy từ thực phẩm tự nhiên

Màu thực phẩm hay màu tự nhiên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về chúng khi sử dụng loại màu, liều lượng như thế nào cho phù hợp. Những gam màu được lấy từ thực phẩm tự nhiên có những đặc điểm sau đây:

Nguồn gốc: Những gam màu lấy từ thực phẩm được xem là tự nhiên lấy trực tiếp từ rau, củ, quả.

Ưu điểm: Màu lấy từ rau, củ, quả được lấy hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn cho những người bị dị ứng, màu thực phẩm thường được chế xuất từ hóa chất nên có phần không an toàn về nguồn gốc. Những màu sắc được làm từ thực phẩm thường có giá thành rẻ và dễ tìm mua.

Nhược điểm: Màu từ thực phẩm tươi thường nhạt hơn, và không tạo được những màu sắc rực rỡ, bắt mắt như màu chế xuất sẵn. Màu tự nhiên thường chỉ giữ được 30% màu sắc sau khi đã chế biến. Nhược điểm thứ 2 của loại màu này là chúng mất khá nhiều thời gian và công sức khi chế biến. Và cuối cùng, hạn sử dụng của các loại màu lấy từ thực phẩm thường không lâu và điều kiện bảo quản khá khó, loại màu này chỉ sử dụng được trong 2 tuần sau khi chưng cất.

Một số mẫu bánh đẹp được làm với màu tím vô cực

Dưới đây là một số mẫu bánh đẹp với gam màu tím vô cùng quyến rũ, dự đoán đây sẽ là xu hướng khá “hot”. Chúng ta cùng thử nghiệm làm những chiếc bánh màu tím để tạo nên xu hướng nhé.

Những chiếc bánh doughnout

Những chiếc bánh doughnout thay đổi diện mạo với màu tím bắt mắt

chiec banh mau tim

Chỉ cần nhìn qua thôi là đã muốn thưởng thức ngay chiếc bánh này rồi

chiec banh cheesecake voi mau tim

Chiếc bánh cheesecake với màu tím việt quất trông không hề ngán ngẩm chút nào

chiec banh kem mau tim

Gợi ý cho một chiếc bánh kem màu tím

Trên đây là tổng hợp cách lấy màu tím vô cực từ thực phẩm tự nhiên dành cho xu hướng mới, những cách lấy màu cũng như gợi ý về các mẫu bánh khá bắt mắt hi vọng bạn sẽ có thêm ý tưởng để làm bánh. Chúc bạn thành công với những tuyệt tác nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.6 (16 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan