Bạn Biết Gì Về Nguyên Liệu Làm Bánh Trung Thu Truyền Thống?

Một chiếc bánh Trung thu đạt chuẩn chất lượng là sự hòa quyện hoàn hảo giữa lớp vỏ bánh đẹp mắt bên ngoài và phần nhân thơm ngon tuyệt hảo bên trong. Nguyên liệu làm bánh Trung thu từ xưa đến nay ít nhiều cũng có sự thay đổi nhưng đối với các loại bánh truyền thống thì từ bao đời nay vẫn không thể thiếu những nguyên liệu dưới đây:

bánh Trung thu truyền thống

Bánh Trung thu truyền thống thơm ngon

Phần vỏ bánh Trung thu

Bánh Trung thu nướng muốn có vỏ đẹp, màu sắc bắt mắt cần phải chọn được nước tro tàu, nước đường và bột làm bánh đúng chuẩn. Cụ thể như sau:

Nước đường bánh nướng

Nước đường đóng vai trò quan trọng giúp lớp vỏ bánh Trung thu mềm dẻo, màu sắc đẹp như mong muốn. Kinh nghiệm để bánh có màu đậm hơn là nên nấu nước đường trước 15 ngày. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua nhiều loại nước đường được bày bán trên thị trường để làm bánh. Nhưng để yên tâm hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn vẫn nên tự làm nước đường tại nhà.

nước đường cho vỏ bánh

Nước đường giúp vỏ bánh Trung thu mềm và đẹp mắt

Nước tro tàu

Vỏ bánh có đạt được độ mềm ẩm và lên màu đẹp mắt hay không là dựa vào nước tro tàu. Có hai loại nước tro tàu đang được sử dụng là nước tro tàu tự nhiên và công nghiệp. Tuy nhiên, loại nước tro tàu tự nhiên rất khó tìm nên hầu hết mọi người vẫn dùng nước tro tàu công nghiệp được bày bán trong các siêu thị. Để đảm bảo an toàn sức khỏe hơn, bạn có thể thay thế nguyên liệu này bằng baking soda.

Phần nhân bánh Trung thu

Bánh Trung thu ngon nhất ở phần nhân. Nhân bánh là sự hòa quyện hoàn hảo giữa các nguyên liệu tạo nên hương vị đặc trưng mà không món bánh nào có được:

Nhân Thập Cẩm

Bánh Trung thu nhân thập cẩm không thể thiếu hạt sen, mứt bí, hạt dưa, mè trắng, lạp xưởng, thịt xá xíu và lá chanh. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh thêm bớt một số loại nguyện liệu theo khẩu vị và sở thích của mình.

nhân bánh Trung thu

Nhân bánh Trung thu là sự hòa quyện hoàn hảo của nhiều nguyên liệu

Nước xốt

Bí quyết để bánh Trung thu nhân thập cẩm đậm đà là phải có nước xốt non được làm từ dầu mè, đường, hắc xì dầu, mật ngô, bột bánh dẻo và rượu Mai Quế Lộ. Sự hòa quyện tuyệt vời giữa các nguyên liệu này đã làm nên loại nước xốt “thần thánh”, bí quyết không thể thiếu để làm nên những chiếc bánh thập cẩm ngon đúng điệu.

Nhân Nhuyễn

Nhân nhuyễn của bánh Trung thu được làm từ các loại đậu, hẹt sen, khoai… trong đó, nhân đậu xanh là được nhiều người yêu thích nhất.

Trứng Muối

Bánh Trung thu có thêm trứng muối sẽ trở nên đậm đà hơn. Vị mặn của trứng hòa quyện cùng vị ngọt thanh của các nguyên liệu còn lại giúp thực khách không bị ngán. Trứng muối này có thể mua ở ngoài chợ hoặc tự làm. Sau đó, lòng trắng sẽ được loại bỏ, lòng đỏ đem ngâm với rượu Mai Quế Lộ để không còn mùi tanh khó chịu trước khi làm bánh.

trứng muối đậm đà

Trứng muối đậm đà

Mạch Nha

Mạch nha cũng là một trong những nguyên liệu làm bánh Trung thu không thể thiếu. Vai trò chính của mạch nha là kếu dính các nguyên liệu lại với nhau, giúp nhân giữ được bộ ẩm và không bị khô.

Bột làm bánh Trung thu

Trên thị trường hiện nay có 4 loại bột được dùng làm bánh Trung thu là: Bột bánh ngọt, bột đa dụng, bột bánh mì, bột đa dụng và bột bánh Trung thu trộn sẵn. Nhiều người thường trộn bột bánh mì với bột đa dụng theo tỉ lệ 1 :1 để vỏ bánh đạt được độ mềm xốp như ý và có thể bảo quản trong thời gian dài.

  • Bột đa dụng: Có thể làm bánh Trung thu từ 100% loại bột này nhưng lớp vỏ sẽ hơi cứng và cần để từ 2 – 3 ngày cho vỏ bánh mềm xốp trở lại trước khi ăn.
  • Bột bánh mì: Đây là loại bột ít được sử dụng nhất khi làm bánh Trung thu vì vỏ thành phẩm rất cứng và giòn chứ không mềm ẩm. Vì thế, nếu muốn dùng bột bánh mì, người ta thường trộn bột với những loại bột có thành phần protein thấp như bột bánh ngọt để khắc phục tình trạng cứng giòn.
  • Bột bánh ngọt: Vỏ bánh Trung thu làm từ bột bánh ngọt vừa mềm vừa ẩm rất ngon nhưng dễ hư hỏng, không để được lâu.
  • Bột bánh Trung thu trộn sẵn: Sự ra đời của loại bột này đã giúp người làm bánh tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Lưu ý khi dùng bột bánh Trung thu trộn sẵn là đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, pha bột đúng tỉ lệ và gia giảm cho phù hợp với công thức làm bánh Trung thu.

Cách bảo quản bánh Trung thu

  • Bánh nướng sau khi làm xong cần để từ 1 – 3 ngày cho xuống dầu, vỏ bánh mềm và có màu nâu đẹp mắt hơn. Trong điều kiện nhiệt độ phòng, bánh không nên để quá 5 ngày, còn nếu bảo quản trong tủ lạnh thi có thể giữ được lâu hơn nhưng hương vị thành phẩm sẽ không được ngon.
  • Đối với bánh Trung thu tự làm tại nhà và không có chất bảo quản, bạn nên đặt bánh ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh ắng trực tiếp. Nếu cho bánh vào hộp thì nên thêm một gói hút ẩm để tránh cho bánh khỏi bị mốc.

bánh để từ 2 – 3 ngày mới ngon

Bánh sau khi làm xong cần để từ 2 – 3 ngày mới ngon

Các lỗi thường gặp khi làm bánh Trung thu

Ngoài áp dụng đúng công thức làm bánh Trung thu thì bạn cần cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác kỹ thuật  để đảm bảo thành phẩm không bị mắc những lỗi sau:

  • Bánh bị nứt mặt, vỏ bánh khô cứng, màu lên không đẹp hoặc bánh qua ướt.
  • Sên nhân bánh quá tay, lửa quá lớn khiến nhân bị cháy hoặc chảy dầu ngược lại. Trường hợp sên chưa đủ độ nhân sẽ bị quá khô hoặc quá nhão.
  • Nấu nước đường bánh nướng chưa đạt chuẩn, bị đọng hại li ti.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, DLBAAu hi vọng bạn đã hiểu thêm về các nguyên liệu làm bánh Trung thu. Chúc bạn sẽ làm ra những chiếc bánh thật thơm ngon và có một đêm rằm tháng Tám tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bên người thân của mình.

Điểm: 4.8 (15 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan