Thất bại thường gặp và cách khắc phục khi làm bánh mì

Học và trở thành một thợ làm bánh mì đã không còn quá mới lạ với các bạn trẻ yêu nghề bánh. Tuy nhiên, trong quá trình học hỏi và nâng cao tay nghề để trở thành thợ làm bánh mì chuyên nghiệp, bạn sẽ không khó tránh khỏi những sai lầm cơ bản dẫn đến thất bại trong những mẻ bánh đầu tay của mình.

Vì vậy hôm nay daylambanh.edu.vn xin tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thất bại thường gặp và cách khắc phục khi trong quá trình học làm bánh mì nhé!

Thất bại thường gặp làm bánh mỳ

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Để tạo nên những mẻ bánh mì thơm ngon, thì khâu chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ cũng vô cùng quan trọng. Và một số lỗi nhỏ mà các bạn mới bắt đầu học làm bánh thường gặp khi chọn nguyên vật liệu và cách khắc phục:

Chọn bột mì: Độ xốp cũng như vị ngọt của bánh mì phụ thuộc vào bột mì. Do đó, để tránh gặp thất bại với mẻ bánh có hương vị không như mong đợi, bạn nên chọn bột mì ngon, có hàm lượng protein trong khoảng 11 – 12,5%.

Dùng chất gây nở: Thông thường khi làm bánh mì, chúng ta thường dùng men nở khô hoặc men tươi. Nhưng để bánh đạt được độ nở mong muốn, bạn nên lưu ý vào liều lượng chính xác cũng như hạn sử dụng của các loại men.
Sử dụng lò nướng: Khi nướng bánh mì, để bánh không bị nứt hoặc vỡ đoạn, bạn nên chọn chế độ dùng cả lửa trên và lửa dưới của lò nướng nhé.

Quá trình nhồi bột

Hiện nay, quá trình nhồi bột mì không còn được làm bằng tay nhiều nữa mà thay thế bằng các máy nhồi bột hiện đại. Khi sử dụng máy nhồi bột mì, bạn nên lưu ý đến chế độ nhồi, tốc độ cũng như thời gian nhồi bột của máy. Vì nếu nhồi bột ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bột nóng, bánh mì khi được nướng lên mất đi độ dai, kém ngon.

Bên cạnh đó, với các bạn muốn tự tay nhồi bột thì nên lưu ý đến lượng nước dùng để nhồi bột chỉ nên bằng 55 – 60% lượng bột. Trong quá trình nhồi, nếu cảm thấy bột quá nhão bạn nên dừng khoảng 10 phút rồi tiếp tục nhồi chứ không nên phủ thêm nhiều lớp áo bột. Như vậy bánh sẽ dễ bị khô cứng khi nướng chín.

Quá trình ủ bột
 kinh nghiệm làm bánh mì
Nhiệt độ ủ bột tốt nhất là trong khoảng 30 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ ủ bột cao hơn 40 độ C sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của men, khiến bánh không nở hoặc mất đi hương thơm đặc trưng.

Quá trình nướng bánh

Để cho được những ổ bánh mì ngon thì quá trình nướng bánh cũng vô cùng quan trọng. Không chỉ cần tuân thủ theo đúng công thức, khi nướng bánh mì bạn cũng nên theo dõi sát nhiệt độ nướng của lò. Vì đa phần các lò nướng thông thường, nhiệt độ hiển thị không chính xác với nhiệt độ thực của lò. Do đó, các bạn làm bánh nên chuẩn bị cho mình những dụng cụ đo nhiệt độ thực của lò để có thể thay đổi nhiệt độ nướng phù hợp.

Bên cạnh đó, khi nướng bánh mì bạn cũng nên chú ý giữ độ ẩm trong suốt quá trình nướng bánh để vỏ bánh được giòn và mỏng.

Hy vọng những chia sẻ của daylambanh.edu.vn trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn trẻ đam mê nghề bánh tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm nữa.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4 (18 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan