Bánh phồng tôm là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, và đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu bạn không yên tâm với những chiếc bánh làm sẵn thì có thể làm những chiếc bánh thơm ngon với cách làm bánh phồng tôm giòn rụm dưới đây.
Một dĩa bánh phồng tôm giòn rụm thơm ngon được xem là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua những chiếc bánh phồng tôm chiên sẵn hay mua bánh phồng ngoài cửa hàng về chiên là đã có thể thường thức món ăn này. Tuy nhiên một dĩa bánh phồng tự tay bạn làm ra lại trở nên thú vị hơn rất nhiều, với những nguyên liệu quen thuộc và dễ dàng bạn có thể dễ dàng làm được những chiếc bánh phồng tôm cả nhà ưa thích. Và đặc biệt hơn nữa bạn có thể sáng tạo được những hương vị thơm ngon hơn những chiếc bánh có sẵn nữa đó.
Thành phẩm cuối tuần là dĩa bánh phồng tôm giòn rụm (Ảnh: Internet)
Với cách làm bánh phồng tôm giòn rụm dưới đây, bạn sẽ làm ra những chiếc bánh đều nhau, không bị rỗ bánh. Bánh phồng tôm nhà làm cũng sẽ để bảo quản được lâu hơn, chất lượng hơn với những nguyên liệu an toàn giúp bạn yên tâm hơn. Bánh phồng có thể để bảo quản khi cần dùng thì đem ra chiên, hoặc có thể chiên sẵn rồi để ăn dần, món bánh giòn rụm này cũng được dùng ăn kèm với món gỏi trong các bữa tiệc.
Để làm món bánh phồng tôm giòn tụm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu, sơ chế và thực hiện những công đoạn làm bánh như sau, cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên liệu làm bánh
- 500g bột năng
- 500 tôm
- 1 muỗng đường phèn
- 2 lòng trắng trứng
- 2 tép tỏi nhỏ
- 5 nhánh hành lá
- Muối, tiêu trắng xay nhuyễn, bột ngọt
- Một miếng vải thưa để gói bánh
Hướng dẫn làm bánh phồng tôm
Bánh phồng tôm ăn kèm với gỏi tôm ngó sen thật hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tôm: Rửa sạch, bóc vỏ tôm, bỏ phần đầu và đuôi tôm, chỉ lấy phần thịt. Lược bỏ phần chỉ đen sau lưng tôm. Lấy một chút muối chà cho tôm trắng mình rồi rửa lại thật sạch, lấy khăn khô ngấm cho báo bớt nước. Lưu ý là lột lớp màng đỏ ngoài thân tôm luôn nhé.
Đập dập phần thịt tôm, cho tôm vào trong coosu rồi cho thêm vào một ít tỏi và hành khô giã nhỏ, thêm gia vị tiêu, bột nêm, muối. Thực hiện giã nhuyễn.
Bước 2: Phần bột bánh
Cho lòng trắng trứng và bột năng vào trong một cái tô rồi thực hiện nhào nặn, cho thêm phần tôm đã sơ chế ở bước 1 vào rồi nhào thật đều với nhau.
Nhào bột cho đến khi thấy hỗn hợp dính với nhau thành một hỗn hợp đều và không còn dính.
Sau công đoạn nhào bột, cho bột ra mặt phẳng đã áo một lớp bột khô để bột không bị dính. Lấy phần bột trong tô nhào lại một lần nữa cho đều rồi se bột thành một hình trụ dài, tròn có đường kính tùy thích theo kích thước chiếc bánh bạn muốn. Tuy nhiên lưu ý trong quá trình chiên bánh sẽ nở phồng lên rất nhiều lần, bạn nên để bánh khoảng 5cm đường kính là ổn.
Bước 3: Hoàn thành công đoạn làm bánh
Cho khối bột hình trụ vào hấp cách thủy trong nồi khoảng 1 tiếng cho bột chín rồi lấy ra cho nguội.
Cho khối bột đã nguội vào tut lạnh, ủ khoảng 5 – 6 tiếng cho bột chắc trở lại, dùng dao bén và thực hiện cắt đều tay với lát mỏng cho hết bột nhằm tạo hình cho những chiếc bánh phồng.
Sau khi đã hoàn thành xong công đoạn cắt bánh thì đem bánh xếp ra dưới trời nắng và phơi bột cho thật khô sau đó cất vào túi bóng bảo quản.
Thành phẩm sau khi hoàn thành công đoạn phơi bánh (Ảnh: Internet)
Bước 4: Cách chiên bánh phồng tôm
Lấy bánh phồng đã phơi nắng khô, bắc chảo lên bếp cho nóng và khô bề mặt chảo.
Đổ dầu vào chảo đủ để ngập mặt bánh, để cho dầu thật nóng.
Dầu sôi hạ lửa nhỏ, thả bánh vào từ từ cho bánh phồng lên xung quanh thì lật sang mặt bên kia cho bánh chìm hoàn toàn trong dầu nóng. Khi bánh đã nở hoàn toàn và có màu chuyển sang hơi vàng thì vớt bánh ra ngay. Không để quá lâu bánh sẽ cháy và chuyển sang màu nâu khi ăn có vị đắng nhé.
Vớt bánh để trên rổ có lót giấy thấm dầu hoặc khăn giấy để bánh ráo bớt dầu nhé.
Những lưu ý khi làm và chiên bánh phồng tôm
Khi chiên nếu để lửa quá lớn thì bánh chưa kịp chín phồng thì đã bị cháy nâu rồi, do đó khi bạn chiên nên để lửa vừa nhé.
Nếu chiên bánh khi dầu chưa sôi hoặc lửa quá nhỏ sẽ làm bánh bị quắt lại, khi đó bánh đã bị chai.
Có thể nhận biết dầu nóng và sôi khi không còn thấy những bọt khí trong chảo nổi dần từ đáy chảo lên bề mặt dầu, hoặc sử dụng cho thử một chiếc đũa tre vào chảo dầu nếu thấy tăm sủi quanh chiếc đũa là dầu đã sôi.
Khi bánh đã làm mà chưa sử dụng hết bạn có thể sử dụng lót giấy báo xuống đáy túi ni lông rồi cột kín miệng túi, giấy báo sẽ giúp bạn hút ẩm.
Cùng thưởng thức những chiếc bánh do chính tay bạn làm nhé (Ảnh: Internet)
Bí quyết làm món bánh phồng tôm Sa Giang ngon
Để bánh phồng làm tại nhà được thơm ngon và hấp dẫn hơn, bạn nên thực hiện công đoạn nhào bột thật kỹ. Hỗn hợp trứng, tôm và bột luôn phải nịn, nhuyễn và kết hợp thành một khối thống nhất thì bột bánh mới ngon.
Khi nêm gia vị cho bánh nên cho một lượng nhỏ nếu không bánh sẽ bị mặn.
Khi se bột thành hình trụ nên se đều và chắc tay để bánh không bị tồn tại bọt khí bên trong. Nếu bánh bị se không chắc tay sẽ có những lỗ nhỏ li ti hoặc rỗ bánh không đẹp mắt.
Nếu đã làm bột xong mà không có nắng thì cứ bảo quản bột trong tủ lạnh, khi nào có nắng thì đem phơi không sao đâu các mẹ nhé.
Vậy là hoàn thành một mẻ bánh phồng tôm giòn rụm thơm ngon cho ngày cuối tuần rồi dó, mẹ bắt tay vào thực hiện ngay cho ngày cuối tuần tuyệt vời nhé! Bé có thể nhâm nhi những chiếc bánh phồng thơm ngon, an toàn, chất lượng do chính tay mẹ làm mà không cần lo lắng nữa rồi. Chúc mẹ thành công với cách làm bánh phồng giòn rụm trên đây nhé!
Ý kiến của bạn