Cách làm bánh quy gừng của người chăm thơm ngon đúng điệu

Cách làm bánh quy gừng của người Chăm hay cách làm bánh quy gừng của người Khmer đều có những nét tương đồng với nhau, những chiếc bánh gừng được chế biến đơn giản nhưng lại có mùi thơm ngon, béo, giòn ngọt từ bột nếp và trứng gà hay trứng vịt. Chúng ta cùng xem hướng dẫn làm bánh quy gừng người Chăm trong bài viết này.

Theo phong tục truyền thống của người Chăm chiếc bánh gừng có mặt trong tất cả những lễ hội lớn và quan trọng, đặc biệt nhất chúng ta sẽ luôn thấy trong những dịp lễ cưới, lễ hội, tết Kate. Bánh quy gừng được đặt trên hết, cùng với những chiếc bánh tét và bánh gang tay. Trong những dịp lễ trọng đại này người ta thường ghim những chiếc bánh gừng vào những que tre, cắm xung quanh những chiếc trụ tròn bằng gỗ hay làm bằng đất sét được trang trí hoa văn sặc sỡ với giấy màu để chưng trên bàn thờ lớn.

banh-quy-gung

Học người Chăm làm bánh củ gừng thơm ngon hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Phụ nữ người Chăm ở Ninh Thuận đều biết tự tay làm ra món bánh củ gừng thơm ngon này với cách làm bánh quy gừng người Chăm để sử dụng trong những dịp tết và lễ hội, vừa để dâng cúng vừa để thể hiện được sự khéo tay của những người phụ nữ Chăm. Ngoài tên gọi củ gừng món bánh này còn được gọi với cái tên “bánh giận hờn” gắn liền với truyền thuyết “Đá hòn vọng phu” của người phụ nữ Nai Chrao Cho Phò, cô gái ấy đã mang bánh gừng lên tảng đá ngồi ăn và chờ chồng cho đến khi bị hóa thành tượng đá.

Cách làm bánh quy gừng người Chăm

Tuy cách làm bánh quy gừng của người Chăm không quá khó, nhưng những người phụ nữ Chăm cũng cần có những bí quyết riêng để tạo ra hương thơm đặc biệt, độ giòn ngon hấp dẫn của từng chiếc bánh. Muốn làm được mẻ bánh gừng ngon đòi hỏi người phụ nữ cần chuẩn bị được phần nguyên liệu chu đáo.

cong-doan-lam-banh-quy

Từng công đoạn làm bánh quy gừng đều được người Chăm làm thủ công (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu làm bánh gừng người Chăm

Gạo nếp: Chọn loại hạt to, trắng đục không bị gãy hạt. Hạt gạo được ngâm cho kỹ rồi vo và để ráo nước, sau cùng cho gạo vào xay thành bộ khô.

Dầu ăn: Dầu ăn dùng để chiên bánh cũng cần được khử bằng nửa chén tỏi được giã nát để những chiếc bánh sau khi chiên có màu vàng óng và dậy được mùi thơm.

Gừng tươi: Để nguyên vỏ, rửa sạch rồi giã nhỏ.

Trứng: có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt tùy ý.

Sau khi đã chuẩn bị và sơ chế xong phần nguyên liệu người ta sẽ bắt đầu công đoạn làm bánh quy gừng, mỗi chiếc bánh quy gừng người Chăm làm đều có tình cảm và đòi hỏi sự khéo tay của người phụ nữ. Chúng ta thực hiện các bước làm bánh quy gừng như sau:

Các bước làm bánh quy gừng người Chăm

Bước 1: Thực hiện trộn đều phần bột gạo nếp đã chuẩn bị cùng với trứng gà và gừng tươi giã nhỏ. Người Chăm khi làm bánh thường giữ lại phần vỏ gừng vì chúng tốt cho sức khỏe hơn.

Bước 2: Cho thêm chút nước sôi vào trong bột để bột có độ dẻo và dễ dàng nặn và tạo hình củ gừng với các nhánh nhỏ. Tuy nhiên nên căn chỉnh lượng nước cho phù hợp không để bột quá ướt sẽ không thực hiện việc nặn bánh được.

Bước 3: Cho bột vào cối thực hiện giã nhuyễn rồi lấy từng nắm nhỏ để thực hiện nặn bánh. Khéo léo nặn sau cho bánh được giống hình củ gừng cho đẹp mắt.

Bước 4: Sau khi đã nặn hết phần bột chúng ta sẽ thực hiện công đoạn chiên bánh. Cho chảo lên bếp để dầu thật sôi rồi mới cho bánh vào chiên, làm như vậy bánh mới cứng và có độ giòn hấp dẫn.

Bước 5: Khi bánh đã chín vàng thì lấy bánh ra nhúng vào nước đường đã thắng để bánh được bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng gắp phần bánh gừng lên mâm phơi khô để bánh được cứng và giòn hơn.

le-tet-cua-nguoi-cham

Bánh gừng xuất hiện trong hầu hết những dịp lễ tết của người Chăm (Ảnh: Internet)

Vậy là chúng ta đã hoàn thành được công đoạn làm bánh củ gừng người Chăm vô cùng thơm ngon hấp dẫn. Yêu cầu thành phẩm với những chiếc bánh củ gừng có vị thơm ngon của bột gạo nếp hòa quyện cùng chút đậm đà của trứng gà và phần men rượu để tạo nên cảm giác ngọt ngào hòa lẫn độ giòn tan và béo béo bùi bùi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn có món bánh quy củ gừng thơm ngon thì nên chọn loại gừng núi để làm vì loại gừng này cực kỳ thơm ngon. Món bánh quy gừng người Chăm ở Ninh Thuận cũng có nét tương đồng với món bánh gừng của người Khmer Nam Bộ. Tuy nhiên người Khmer họ thường làm bánh quy gừng với bột nếp, trứng gà, bột nang mực và một ít nước chanh tươi và khi chiên ra bánh sẽ có màu trắng. Bánh gừng thường được người Khmer sử dụng trong những dịp lễ tết cổ truyền như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta,… hay đám hỏi, đám cưới. Đừng quên tham khảo nhiều phương pháp làm bánh quy hơn tại đây bạn nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.5 (12 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan