Socola được làm từ quả của cây ca cao, là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kem, bánh ngọt và thậm chí là một số món ăn… Hương vị socola là một trong số những hương vị được nhiều người yêu thích nhất trên thế giới.
Socola có rất nhiều loại khác nhau được biến tấu đa dạng phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Bên cạnh đó, mỗi loại socola cũng có hương vị, thành phần khác nhau do đó khi ứng dụng trong làm bánh, kẹo việc sử dụng đúng loại sẽ tạo nên chất lượng và hương vị thành phẩm khác nhau. Nhiều người gặp khó khăn trong việc làm thế nào để phân biệt các loại socola, cách nhận biết socola chất lượng và không chất lượng như thế nào? Daylambanh.edu.vn hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn tất cả những kiến thức về socola, từ nguồn gốc, cách chế biến, phân loại đến cách nhận biết…để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nguyên liệu và món ăn tuyệt vời này.
Socola là nguyên liệu chính trong nhiều món bánh
Socola có nguồn gốc từ nước nào?
Socola có nguồn gốc từ Mexico, do người Maya, Inca và Aztec đã trồng cây cacao (Theobroma cacao) sau đó chào bán với tên gọi “món quà của các vị thần”. Lúc này socola được xem là một chất kích thích và chỉ có sẵn cho những dịp đặc biệt của những người giàu hoặc người có địa vị trong xã hội.
Năm 1520, socola được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đầu tiên đến Châu Âu pha trộn thêm với vani và đường để tạo nên hương vị mới. Chỉ những ai thuộc tầng lớp quý tộc mới có thể thưởng thức socola. Cuối cùng, vì chi phí sản xuất cao nên socola đã bị cà phê và trà chiếm ưu thế và từ đó dần trở thành món bánh kẹo được yêu thích ở châu Âu, lan sang Bắc Mỹ. Cho đến này, socola đã được cả thế giới biết đến. Nhờ sản xuất dưới nhiều loại khác nhau và giá thành rẻ hơn mà bất kỳ ai cũng có thể mua và thưởng thức.
Socola làm từ gì?
Socola có thành phần chủ yếu là ca cao. Ngày nay cây ca cao được khai thác chủ yếu ở Tây Phi, Indonesia, Sri Lanka. Ngày nay, hầu hết những nước nhiệt đới cũng có thể trồng cây này.
Socola được làm từ ca cao, đường và đôi khi gồm các hương vị khác
Có nhiều loại hạt ca cao khác nhau trên thế giới nhưng 3 loại hạt ca cao chủ yếu được sử dụng để sản xuất socola:
- Criollo (có nghĩa là “bản xứ”), giống cacao này phân bố ở phía bắc và phía tây dãy Andes.
- Trinitario (nghĩa là “được gửi từ trời”).
- Forastero (có nghĩa là “nước ngoài”), giống cây này được tìm thấy chủ yếu ở lưu vực Amazon.
Các loại ca cao được phân loại theo hương vị và màu sắc riêng biệt của chúng trong quá trình sản xuất.
Quy trình sản xuất socola
Để tạo nên socola, các nhà sản xuất phải trải qua rất nhiều côn đoạn chế biến, từ khâu thu hoạch ca cao – đem về xử lý hạt – rang – bóc vỏ – xay mịn thành bơ ca cao. Sau khi bơ ca cao được trích ly riêng ra, phần còn lại đem đi nghiền sẽ tạo thành bột ca cao mị và bơ ca cao. Bạn có thể hiểu đơn giản socola là một hỗn hợp bao gồm ba thành phần chính gồm: Bột ca cao + bơ ca cao + đường.
Hương vị của socola tùy thuộc vào chất lượng của hạt ca cao, quy trình rang xay và tỷ lệ bơ ca cao. Tại các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất socola nổi tiếng trên thế giới như Thụy Sĩ, Bỉ,… thì các loại socola đạt tiêu chuẩn ngon phải có hàm lượng bơ ca cao từ 35% trở lên. Còn những loại có chất lượng thấp thường chứa rất nhiều đường cùng dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ. Do đó khi chọn mua socola, các bạn nên xem kỹ thành phần ghi trên bao bì để lựa chọn được những sản phẩm socola tốt nhất.
Socola có vụ đắng đặc trưng và độ đắng sẽ giảm dần theo từng loại tương ứng như socola đen, socola trắng, socola nâu. Ngoài ra, với nhu cầu đa dạng của người sử dụng hiện nay các nhà sản xuất còn đưa ra loại socola tươi và nhiều loại socola khác.
Cách phân loại các loại socola
1. Socola đắng hay bột socola
Socola đắng là loại socola nguyên chất, có vị đắng tự nhiên và đậm mùi ca cao. Sau khi trộn với đường, đây là nguyên liệu của nhiều sản phẩm bánh có socola như bánh quy, bánh ngọt,…
2. Socola đen
Socola đen được làm từ 5 thành phần chính gồm: Bột cacao, bơ cacao, lecithin, đường và hương liệu. Hiện nay các sản xuất thường sử dụng các hương vị phổ biến là vani, cam, bạc hà hoặc các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân,…
Socola đen là loại socola tốt cho sức khỏe
Đặc trưng của socola đen đó là tỉ lệ bột cacao lớn (từ 67,5% trở lên), càng nhiều bột cacao, socola càng có màu sậm hơn cũng như đắng hơn. Cũng vì vậy mà người ta thường dùng đường để cân bằng hương vị. Tỷ lệ đường khoảng 25% có thể được tăng hoặc giảm theo tỷ lệ phần trăm ca cao để tạo nên sự khác biệt giữa các thương hiệu sản xuất khác nhau.
Socola đen được cho là tốt cho sức khỏe nhất so với socola sữa và socola trắng bởi các công dụng tốt cho tim mạch, chống oxy hóa của cacao và loại socola này cũng có hàm lượng đường ít hơn so với hai loại còn lại.
3. Socola trắng và socola nâu
Thành phần của socola trắng giống với socola nâu nhưng thay vì chứa cacao rắn thì socola trắng chứa bơ cacao và có thêm các chất béo thực vật khác tạo thành hợp chất dễ tan trong miệng. Thông thường trẻ em thường thích ăn loại socola nâu hoặc trắng bởi độ đắng ít và dễ ăn hơn.
Ngoài ra loại socola này cũng được dùng để làm các món tráng miệng với trà, cà phê hoặc thưởng thức như một món thức uống bổ dưỡng.
4. Socola sữa
Socola sữa là loại được pha lẫn với sữa đặc và bột sữa nhằm tạo vị ngọt. Ở Mỹ, chính phủ quy định ít nhất phải có 10% chất socola đặc, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu thì quy định là 25%.
5. Socola ngọt đắng
Là loại socola chứa đường và nhiều bơ ca cao hơn, bên cạnh đó loại socola này còn chứa thêm lecithin và hương vani. Khi mua loại socola này, các hãng sản xuất thường ghi trên bao bì hàm lượng ca cao chứa bên trong, đối với loại này thì càng nhiều ca cao thì socola càng có vị đắng đậm hơn.
6. Socola ngọt vừa
Loại socola này rất được ưa chuộng trong nấu ăn. Loại này bao gồm socola đen với hàm lượng đường rất cao bên trong. Do đó chúng có vị ngọt khá đậm và ít đắng hơn các loại socola khác.
7. Bột ca cao
Bột ca cao là loại đặc gần như nguyên chất mà không có bơ ca cao. Loại bột này có màu nhạt, tính axit và có mùi socola rất mạnh. Bột ca cao được dùng làm bánh cùng bột nở để giúp bánh nở xốp và có vị thơm hấp dẫn.
Bột ca cao được ứng dụng trong nhiều món bánh quy, bánh ngọt
8. Couverture
Couverture là một loại socola chứa nhiều bơ ca cao hơn, các loại này có chứa rất nhiều ca cao (chiếm 70%) và có hàm lượng chất béo cao (từ 30-40%).
9. Hỗn hợp
Hỗn hợp là một từ chuyên môn dùng để chỉ hỗn hợp ca cao cùng với chất béo thực vật thay cho bơ ca cao. Đây là loại thường được dùng để bao phủ các thanh kẹo socola thành phẩm. Ở Mỹ, nhiều hãng sản xuất cũng dùng nó để làm những thanh kẹo socola.
Phân biệt socola chất lượng bằng cách đọc bao bì
Cách phân biệt socola chất lượng
Để phân biệt socola chất lượng, khi mua bạn nên xem thành phần (ingredient) được ghi ở mặt sau sản phẩm trên bao bì.
Socola xịn – Real Chocolate: có thành phần sẽ ghi Cocoa Mass, Cocoa Butter (bơ cacao).
Socola Compound – Imitation Chocolate: Nếu bạn thấy trên bao bì ghi Cocoa Butter Substitute hay CBS (dầu thực vật hoặc chất béo thực vật), Cocoa Powder (Bột cacao) hoặc Cocoa Butter Replacement, BR, Cocoa Butter Equivalent hay CBE thì đó chính là Sôcôla Compound – Imitation Chocolate.
Để phân biệt bằng mắt thì đây là cách để phân biệt socola chất lượng có nguyên chất hay không đơn giản nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách nhận biết các loại socola, phân biệt các loại socola chất lượng cũng như có thể lựa chọn được loại socola valentine 2018 ngon nhất để dành tặng người yêu!
>> Tham khảo: Các loại socola dùng trong làm bánh
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng kí” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Ý kiến của bạn