Cách phân biệt 19 loại khuôn làm bánh và kinh nghiệm chọn mua

Khuôn làm bánh là một trong những dụng cụ không thể thiếu của mỗi người thợ làm bánh, khuôn được dùng để định hình cho chiếc bánh với những hình dáng và kích thước theo mong muốn của người thợ bánh. Dưới đây là tổng hợp 16 loại khuôn làm bánh thông dụng và kinh nghiệm chọn mua khuôn làm bánh.

Khuôn bánh là một trong những dụng cụ làm bánh vô cùng quan trọng được sử dụng trong quá trình làm bánh, tuy nhiên khi tìm mua khuôn làm bánh bạn lại vô cùng băn khoăn bởi khuôn bánh có rất nhiều kích thước cũng như hình dáng vô cùng phong phú được bày bán trên thị trường. Khuôn bánh cũng được chia thành nhiều loại khuôn với chất liệu và màu sắc khác nhau phù hợp với các loại bánh khác nhau.

Khi chọn mua khuôn bánh bạn cần lưu ý mua những loại khuôn nướng bánh có kích thước vừa với lò nướng nhà mình, vì vậy mà trước khi lựa chọn mua những loại khuôn bạn cần phải đo kích thước lò nướng nhà mình để chọn được loại khuôn phù hợp. Và điều quan trọng hơn đó chính là trong một số công thức có ghi cụ thể kích thước của khuôn nướng bánh, thì bạn tuyệt đối không thay đổi kích thước khuôn khi làm bánh để đảm bảo thời gian, nhiệt độ khi nướng bánh sẽ chín và phồng đều.

Để giải đáp được những thắc mắc cũng như chia sẻ thêm kinh nghiệm trong quá trình chọn mua dụng cụ làm bánh cơ bản. Bài viết dưới đây daylambanh.edu.vn sẽ chia sẻ với các bạn tổng hợp những loại khuôn bánh và kinh nghiệm chọn mua những loại khuôn nướng bánh phù hợp nhất.

Phần I: Tổng quan về khuôn làm bánh

Các hình dạng khuôn bánh cơ bản nhất

Các loại khuôn bánh có hình dạng cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu bao gồm các loại khuôn:

Khuôn bánh hình chữ nhật

Khuôn bánh hình chữ nhật cơ bản được sử dụng khá nhiều trong làm bánh (Ảnh: Internet)

Khuôn chữ nhật: Khuôn hình chữ nhật là loại khuôn cơ bản mà mỗi người thợ làm bánh đều có. Có rất nhiều loại khuôn hình chữ nhật với những kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, thông thường bạn có thể dễ dàng mua được những loại khuôn có kích thước như: 9x13cm, 23x33cm… các loại khuôn này có thể chứa được một khối lượng bột bánh lên đến 3,4 lít rất tiện lợi cho những loại bánh bông lan. Chất liệu của khuôn bánh hình chữ nhật cũng khá đa dạng cho bạn chọn, có thể được làm từ thủy tinh, gốm, inox… có loại khuôn chữ nhật có nắp đậy khá tiện dụng cho việc di chuyển.

Khuôn bánh hình vuông

Khuôn bánh hình vuông được làm với nhiều kích cỡ giúp bạn lựa chọn dễ hơn
(Ảnh: Internet)

Khuôn bánh hình vuông: Cũng tương tự như chiếc khuôn hình chữ nhật, tuy nhiên khuôn hình vuông có chút khác nhau về kích thước. Khuôn vuông thường có kích thước 9x9cm, 23x23cm… loại khuôn này được sử dụng thông dụng nhất với chất liệu kim loại. Ngoài ra còn có loại khuôn vuông kích thước 20x20cm tiện dụng khá phù hợp với nhiều công thức làm bánh tại nhà. Khi sử dụng khuôn bánh này bạn nên dùng loại khuôn có đế rời để lấy bánh dễ hơn nhé.

Khuôn hình tròn

Khuôn hình tròn là loại khuôn cơ bản nhất mà bạn tiếp xúc khi mới học làm bánh
(Ảnh: Internet)

Khuôn bánh hình tròn: Khuôn hình tròn là loại khuôn ngay từ khi học làm bánh bạn đã cần chuẩn bị, loại khuôn cơ bản này bạn nên có ít nhất cho mình 3 kích thước. Loại khuôn tròn kích thước 9cm sẽ giúp bạn làm được những lớp bánh nhiều tầng mà không cần sử dụng dao cắt và đồng thời tiết kiệm được thời gian nướng bánh. Loại khuôn tròn thường đa dạng ở độ sâu, bạn nên chọn loại có độ sâu nhiều một chút để sử dụng được nhiều hơn nhé.

Các loại khuôn cơ bản

Các loại khuôn cơ bản giúp bạn tạo hình bánh dễ dàng hơn
(Ảnh: Internet)

Cách loại khuôn cơ bản khác: Ngoài các loại khuôn bánh hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, các hình dạng cơ bản thường có thêm những các loại khuôn hình trái tim đơn giản, hình bông hoa, hình đa giác với nhiều kích thước khác nhau. Các loại khuôn bánh cơ bản được làm với các chất liệu phổ biến với các loại khuôn nhôm, khuôn bánh inox, khuôn kim loại có lớp chống dính và khuôn bánh silicon.

Khuôn bánh ngọt với hai dạng cơ bản nhất

Khuôn báng ngọt nói chung ngoài hình dáng cơ bản được nêu ở trên thường được chia làm 2 dạng cơ bản nhất: Loại khuôn đế liền và loại khuôn đế rời. Hai loại khuôn bánh này đều có những kích thước và hình dáng tương tự như nhau, tuy nhiên đế khuôn khác nhau ở chỗ đế có thể liền khuôn hoặc rời khuôn.

Khuôn thường có hai dạng

Khuôn thường có hai dạng: đế liền và đế rời với những ưu điểm riêng

Theo đó, loại khuôn đế liền thường đơn giản và dễ sử dụng hơn cho những người mới bắt đầu. Loai khuôn này có phần đế liền khuôn nên khi thực hiện công đoạn nướng bánh sẽ đơn giản hơn, chỉ cần cho khuôn vào lò nướng là xong.

Loại khuôn có đế rời thường thích hợp với người làm bánh chuyên nghiệp hơn, loại khuôn này sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện công đoạn nướng bánh và lau chùi khuôn khi làm vệ sinh. Sau khi nướng bánh chỉ cần đẩy phần đế bánh lên là có thể dễ dàng lấy bánh khỏi khuôn, tuy nhiên việc “thất lạc” dụng cụ trong nhà bếp sẽ dễ khiến bạn “đổ mồ hôi” tìm kiếm.

Phần II: Tổng hợp các loại khuôn làm bánh

Khuôn bánh muffins – cupcake

Khuôn bánh muffins – cupcake được sử dụng chung với nhau vì hai chiếc bánh này có hình dáng tương tự nhau. Khuôn làm bánh muffins và cupcake thường được làm với dạng hình cốc lõm, mỗi khuôn có khoảng 6 – 12 – 24 chiếc cốc giống như nhau và kích thước có thể to nhỏ tùy loại bạn lựa chọn theo sở thích.

Các loại khuôn bánh cupcake – muffins

Các loại khuôn bánh cupcake – muffins cơ bản nhất

Khuôn làm bánh muffins và cupcake thường rất đa dạng về chất liệu, bạn có thể mua được loại khuôn bánh bằng kim loại, khuôn nướng bánh theo cốc rời, khuôn cốc giấy cứng, khuôn silicon… Khuôn bánh cupcake cũng được dùng để làm bánh bông lan bằng cách đổ bột trực tiếp vào khuôn rất tiện lợi.

Khuôn bánh bông lan nướng – bánh gato

Khuôn bánh bông lan thường không đòi hỏi quá nhiều chi tiết về kích thước hay hình dạng chiếc bánh. Thông thường phần cốt bánh bông lan hay bánh gato được làm với khuôn hình tròn, khuôn hình vuông, khuôn bánh hình trái tim… tùy theo nhu cầu sử dụng và trang trí bánh của bạn.

Khuôn nướng bánh bông lan

Khuôn nướng bánh bông lan bằng than củi – bánh bông lan trứng muối đặc sản (Ảnh: Internet)

Ngoài ra còn có loại khuôn nướng bánh bông lan bằng than củi, đây là loại khuôn được làm với sự kết hợp nhiều chiếc khuôn nhỏ. Khi làm bánh người ta đổ bột vào khuôn và nướng trên than củi, món bánh bông lan này thường được làm với trứng muối hay làm với nhân phô mai rất đặc biệt.

Khuôn barquette

Khuôn bánh chiếc thuyền

Khuôn bánh có hình dáng như một chiếc thuyền (Ảnh: Internet)

Loại khuôn bánh với hình dáng tựa như một chiếc thuyền, khuôn bánh barquette thường được dùng để làm bánh petits fours hoặc bánh tart nhỏ. Loại khuôn barquette phù hợp với một chiếc bánh nhỏ cho một người thưởng thức, do vậy khi mua loại khuôn bánh này bạn nên cân nhắc về số lượng khuôn bánh và người thưởng thức bánh nhé.

Khuôn brioche

Khuôn bánh mì hoa cúc

Khuôn bánh mì hoa cúc với hình hoa nhỏ có nhiều cánh (Ảnh: Internet)

Đây là loại khuôn bánh nhỏ có hình dạng như hình những bông hoa có nhiều cánh. Đây là loại khuôn được sử dụng khi làm bánh mì hoa cúc brioche – một loại bánh mì có nguồn gốc từ Pháp với những thớ bánh mềm, dai và nhẹ xốp. Loại bánh mì này rất ngon và hấp dẫn, tựa như sự hòa quyện của bánh mì và bánh ngọt cùng với rất nhiều bơ tạo nên độ béo ngậy hấp dẫn. Loại khuôn brioche được bán khá thông dụng tại các cửa hàng dụng cụ làm bánh.

Khuôn silicon làm chocolate (Chocolate silicon mold)

Khuôn silicon

Khuôn silicon giúp cực kì dễ sử dụng và tạo hình đẹp mắt

Loại khuôn silicon làm chocolate rất phổ biến, với ưu điểm là cực kì đơn giản và dễ lấy phần chocolate ra khỏi khuôn mà không bị vỡ và giữ nguyên được hình dáng sắc nét cho sản phẩm. Khuôn làm chocolate còn có loại khuôn nhựa tuy nhiên loại khuôn này không còn  được sử dụng thông dụng nữa. Khuôn silicon chocolate với khá nhiều hình dáng đa dạng giúp bạn tạo được nhiều hình ảnh khác nhau, giá thành của những loại khuôn silicon khá rẻ, chỉ tầm từ 40.000 – 120.000 đồng/cái tùy loại.

Khuôn bánh charlotte ( charlotte rings) – khuôn bánh mousse

Loại khuôn được dùng làm bánh charlotte thường được dùng có hình dáng tương tự như những vòng kim loại với chất liệu kim loại không gỉ (thông dụng nhất là loại vòng kim loại được làm bằng chất liệu inox). Các loại vòng kim loại này được làm với đường kính và chiều cao khác nhau, các loại khuôn bánh charlotte cũng được dùng để làm một số loại bánh lạnh tráng miệng như: bánh mousse, cách loại thạch hay bánh pudding hấp dẫn…)

Khuôn bánh charlotte, mousse

Loại khuôn này được lấy ra rất dễ dàng khi bánh đã trải qua quá trình làm đông (Ảnh: Internet)

Loại khuôn bánh charlotte có công dụng giữ vững và định hình cho chiếc bánh, đồng thời giúp cho các nguyên liệu làm bánh có thể “đứng” được sau quá trình đông lạnh. Khi sử dụng bánh các vòng kim loại này được tháo ra cực kì đơn giản. Loại khuôn này được làm với nhiều độ sâu khác nhau cho bạn lựa chọn.

Khuôn bánh tart

Khuôn bánh tart

Khuôn bánh tart với nhiều hình dáng và mẫu mã
(Ảnh: Internet)

Khuôn bánh tart là loại khuôn thường được làm khá nông với những cạnh đường viền có thể tháo ra được hoặc không tháo được (đế liền và đế rời Kate có nhắc đến ở trên). Trước đây khuôn làm bánh tart thường có hình dạng tròn, tuy nhiên hiện nay còn có những loại khuôn bánh tart vuông và khuôn bánh tart hình chữ nhật cũng khá phổ biến. Khuôn bánh này có khá nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với nhu cầu của bạn. Khuôn bánh tart ngoài công dụng chính để làm bánh tart, bạn cũng có thể sử dụng khuôn này để làm bánh pie nhé.

Khuôn bánh pie

Bánh pie

Bánh pie thơm ngon được tạo hình nhờ những chiếc khuôn bánh xinh xắn (Ảnh: Internet)

Khuôn bánh pie được làm với thành khuôn nông, thành xiên được dùng để làm bánh pie. Với chiếc khuôn này bạn có thể dễ dàng làm được chiếc bánh pie với phần đế bánh và vỏ bánh phủ bên trên, và phần nhân bên trong tùy theo sở thích một cách dễ dàng.

Khuôn bánh pie cũng có có cấu trúc tương tự như khuôn làm bánh tart, vì vậy nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn cũng có thể sử dụng hai loại khuôn này chung với nhau.

Khuôn ống – tube pan

Khuôn ống - tube pan

Khuôn ống và biến tấu của khuôn ống tạo nên nhiều hình mẫu đẹp mắt hơn (Ảnh: Internet)

Khuôn ống hay còn gọi là tube pan là loại khuôn được sử dụng làm các loại bánh chiffon hoặc angel food cakes. Loại khuôn này có dạng sâu lòng và có phần hình ống ở chính giữa tạo thành hình vòng tròn giữa bánh, khuôn ống cũng được dùng để làm những loại bánh có độ nở xốp cao và có độ bông xốp. Khuôn tube pan thường được làm đế rời để có thể tách bánh ra khỏi khuôn bánh dễ dàng.

Bạn có thể làm bánh chiffon hoặc angel food cakes với các khuôn bánh khác, tuy nhiên khi làm ở khuôn tube pan sẽ cho ra những chiếc bánh rất nhẹ, bông, mềm và phần bột bánh có thể nở bông xốp lên phần trụ ống để có được thể tích bánh tăng lên nhiều lần tạo điều kiện cho bánh nở bông mềm nhất.

Khuôn Savarin

khuôn savarin

Hình dáng khuôn savarin được làm thấp hơn với ống khuôn lớn hơn khuôn tube pan
(Ảnh: Internet)

Cũng mang hình dáng giống như loại khuôn tube pan, tuy nhiên hình dáng của khuôn savarin thường được làm với hình khuôn thấp hơn và ống khuôn lớn hơn. Khuôn savarin thường được dùng để làm một số món bánh tráng miệng như kem hay bánh mousse, tuy nhiên loại khuôn này lại không thích hợp để làm chiffon hoặc angel food cakes nhé.

Khuôn bundt

Khuôn bundt

Khuôn bundt với nhiều hình mẫu và hoa văn đẹp mắt (Ảnh: Internet)

Cũng được xem là một dạng biến tấu khác của khuôn ống tube, tuy nhiên khuôn bánh bundt được làm với nhiều hình dáng hoa văn khác nhau được tạo nên dùng trong trang trí bánh rất đẹp mắt. Khuôn bundt thường được làm với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.

Loại khuôn bánh bundt thường ít được sử dụng hơn khuôn tube, tuy nhiên nếu muốn chiếc bánh thêm phần bắt mắt bạn nên sử dụng loại khuôn này nhé. Khuôn bundt có thể dùng cho các công thức làm bánh bông lan hay bánh butter cake.

Khuôn ramekin

Khuôn bánh ramekin

Khuôn bánh ramekin với chất liệu sứ tinh tế và sang trọng (Ảnh: Internet)

Khuôn ramekin thường được làm với chất liệu bằng sứ, khuôn ramekin được dùng để nướng các món bánh tráng miệng như cream brulee, cupcake, tart hoặc dùng để hấp bánh flan, caramen… Ngoài ra loại khuôn này còn được sử dụng để làm salad và các món trộn trong nhà.

Khuôn madeleine

Khuôn madeleine

Khuôn madeleine với hình dạng con sò rất xinh xắn và bắt mắt  (Ảnh: Internet)

Chiếc khuôn bánh với hình dáng như một chiếc vỏ sò, khuôn madeleine được dùng để làm loại bánh cùng tên có nguồn gốc từ nước Pháp với đặc trưng là chiếc vỏ sò cực kì xinh xắn. Chiếc khuôn này cũng có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, bánh khi cho ra thành phầm thường có độ bông và mềm xốp như tan ngay đầu lưỡi.

Khuôn petit four

Khuôn bánh petit four

Khuôn bánh petit four thường được làm những chiếc bánh nhỏ tại nhà hàng (Ảnh: Internet)

Các loại khuôn có hình dạng khác nhau với kích thước nhỏ được dùng để làm các loại bánh tart nhỏ, bánh petit four hay những chiếc bánh financier. Những chiếc khuôn bánh này khá nhỏ được sử dụng nhiều trong các nhà hàng hay khách sạn cho các buổi tiệc, sử dụng những chiếc khuôn nhỏ này bạn cần kiên nhẫn hơn làm bánh với chiếc khuôn lớn hơn nhé.

Cốc nhỏ làm bánh pudding, flan

khuôn làm bánh pudding, flan

Những chiếc khuân làm bánh plan bằng sứ hay pudding hình trái tim cực kì xinh xắn

Cũng có hình dáng giống như khuôn ramekin, tuy nhiên những chiếc cốc nhỏ để làm bánh pudding và bánh flan thường được sử dụng đa dạng về chất liệu và hình dáng hơn. Những chiếc cốc được làm bằng thủy tinh với nhiều màu sắc và mẫu mã, loại cốc này chịu nhiệt khá tốt nên bạn có thể sử dụng chúng trong nhiệt độ lò nướng hay bảo quản trong tủ lạnh đều được. Làm bánh pudding hay bánh flan bạn cũng có thể sử dụng loại cốc nhựa tuy nhiên chúng không chịu được nhiệt độ quá cao trong lò nướng nhé.

Khuôn làm bánh mì baguette

Khuôn làm bánh mì baguette

Khuôn làm bánh mì baguette khá đơn giản nhưng vô cùng cần thiết (Ảnh: Internet)

Đây là loại khuôn bánh chuyên dùng để làm bánh mì baguette hình thon dài, với chiếc khuôn này sẽ giúp bánh mì nở đều và chín nhanh hơn qua các lỗ khí li ti. Khi nướng bằng chiếc khuôn nướng này bánh mì sẽ định hình nở đẹp mắt hơn và ít bị cháy hơn.

Khuôn loaf

Khuôn loaf

Chiếc khuôn loaf dùng để làm bánh mì hay bánh ngọt tùy ý (Ảnh: Internet)

Chiếc khuôn này có tên là loaf, đây là từ tiếng Anh dùng để chỉ 1 ổ bánh. Thông thường bạn có thể làm bánh ngọt hay bánh mì tùy ý với chiếc khuôn này mà không cần phải quá đắn đo nghĩ đến công dụng của chúng.

Khay phẳng

Khay phẳng

Khay phẳng khá tiện dụng trong quá trình làm bánh (Ảnh: Internet)

Khay phẳng được xem là loại khuôn bánh rất hữu dụng, do vậy nếu như chưa có các loại khuôn khác như khuôn hình tròn, khuôn hình trái tim…. Bạn có thể dùng loại khuôn này để nướng bánh rồi dùng để tạo hình tùy ý. Khuôn phẳng cũng được dùng để làm khay nướng các loại bánh khác khi sử dụng lò nướng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mình 1 – 2 khay phẳng để sử dụng trong nhiều trường hợp nhé.

Khuôn bánh trung thu

Khuôn bánh trung thu

Những chiếc khuôn tạo nên hình ảnh chiếc bánh trung thu vô cùng tinh tế và bắt mắt (Ảnh: Internet)

Bánh trung thu là chiếc khuôn bánh không thể thiếu trong công đoạn làm bánh trung thu, một chiếc bánh trung thu ngon nhưng không có hình thức đẹp cũng sẽ không tạo nên được nhiều giá trị cho chiếc bánh này. Khuôn bánh trung thu có nhiều loại với nhiều mẫu mã khác nhau được làm rất tỉ mỉ, đa phần người ta thường ưa chuộng sử dụng loại khuôn gỗ hay khuôn nhựa khi làm bánh. Khuôn bánh trung thu  không quá khó mua, bạn hoàn toàn có thể mua được tại siêu thị hay những cửa hàng nguyên vật liệu với mức giá chỉ khoảng vài chục ngàn đồng 1 chiếc.

Phần III: Những điều cần lưu ý khi sử dụng khuôn làm bánh

Khi sử dụng những chiếc khuôn làm bánh bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để quá trình sử dụng khuôn bánh dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo được một số kỹ thuật nướng bánh hiệu quả.

–    Khi mới bắt đầu làm bánh bạn chưa cần mua tất cả các loại khuôn làm bánh mà nên đầu tư cho một số khuôn bánh cơ bản nhất. Để dễ dàng làm bánh hơn bạn nên chuẩn bị loại khuôn bánh hình tròn đế rời nhé. Loại khuôn này làm được khá nhiều loại bánh bánh bông lan, bánh mì, bánh mousse, tiramisu….

–    Nên chọn khuôn bánh sáng màu thay vì chọn loại khuôn bánh có màu sẫm. Bởi vì các loại khuôn có màu sẫm thường làm cho bánh có màu nâu sẫm hơn các khuôn màu sáng. Sự khác biệt này được xem là không có ảnh hưởng nhiều đối với những chiếc bánh có kích thước lớn, tuy nhiên sẽ có ảnh hưởng đối với những chiếc bánh có kích thước nhỏ.

–    Khuôn bánh sau khi thực hiện nướng xong bạn không nên đem đi rửa ngay mà nên ngâm nước cho phần bánh còn dính ở khuôn sẽ mềm ra trước. Sau đó mới dùng vải mềm hay dụng cụ rửa nhẹ tránh để khuôn bị trầy xước lớp chống dính bên ngoài nhé.

–    Khi chọn mua khuôn làm bánh bạn cần phải chọn lựa những loại khuôn phù hợp với lò nướng nhà mình. Tốt nhất là nên đo kích thước lò trước khi mua những loại khuôn bánh nhé. Chọn khuôn vừa phải sao cho khi nướng bánh không bị chạm vào thành lò nướng.

–    Đối với việc thay đổi nhiệt độ lò nướng bánh khi chiếc bánh càng to và càng dày bao nhiêu thì thời gian nướng bánh với thời gian lâu ở nhiệt độ thấp hơn và ngược lại. Do vậy khi chọn khuôn bánh bạn cũng nên chú ý đến vấn đề lựa chọn khuôn bánh nhé.

–    Hầu hết các loại khuôn bánh cần chống dính trước khi thực hiện nướng, do vậy khi nướng bánh bạn nên sử dụng giấy nến lót hoặc dùng bơ quét lên thành khay nướng để bánh không bị dính nhé.

Mua khuôn làm bánh ở đâu?

Khuôn làm bánh được sử dụng khá nhiều và thông dụng, bạn có thể tìm mua những dụng cụ làm bánh ở các siêu thị, cửa hàng nguyên vật liệu làm bánh. Ngoài ra bạn có thể tìm mua dụng cụ làm bánh, khuôn làm bánh tại siêu thị Đại Vạn Phát – một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ – trang thiết bị trong ngành bếp: nấu ăn, làm bánh, pha chế với giá khá tốt.

Trên đây là tổng hợp về khuôn làm bánh thông dụng nhất và những kinh nghiệm chọn mua khuôn làm bánh. Với những loại khuôn làm bánh này sẽ giúp bạn làm được những chiếc bánh đẹp mắt và hấp dẫn hơn, hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ chọn lựa được cho mình những chiếc khuôn bánh ưng ý nhất. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Các cách chống dính hiệu quả cho khuôn bánh

Các loại khuôn nướng và khay nướng bánh phổ biến trong bếp bánh

Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

Điểm: 4.5 (12 bình chọn)

Tác giả: Trần Văn Vinh

Với kinh nghiệm không dưới 2 năm về nghề làm bánh, Vinh Ramsay có tên thật là: Trần Văn Vinh - một thợ làm bánh chuyên nghiệp tại Đà Nẵng và thế mạnh của anh là làm các loại bánh Âu. Anh là học trò của Amaury Guichon, khi được phỏng vấn anh đã chia sẻ lại "Thật may mắn khi tôi gặp được thầy, thầy đã truyền lại hết các kinh nghiệm làm bánh mà thầy đã tích góp cho mình trong thời gian dài mà không hề giấu tôi bất cứ bí quyết nào hết". Hiện tại anh được mời cộng tác viên của website: daylambanh.edu.vn để chia sẻ lại các công thức làm bánh mà anh đã tìm tòi và nghiên cứu cho các tín đồ mê làm bánh.  Anh ấy là một con người vui tính luôn cập nhật những kiến thức mới. Cho nên, nếu bạn có những công thức hay mẹo làm bánh hay thì đừng ngần ngại chia sẻ cho anh ấy nữa nhé. Gửi Gmail qua cho anh ấy thông qua: vinhramsay@gmail.com

Bài viết liên quan

1 Bình luận cho bài viết: “Cách phân biệt 19 loại khuôn làm bánh và kinh nghiệm chọn mua

Ý kiến của bạn

  1. lý quyết chung

    mình làm bánh đúc mình muốn đặt khuôn kích cớ cao 10. rộng 50 cm có kg ạ

    Trả lời